Nguyễn Ngọc Già - Người
Cộng Sản Việt Nam tàn phá tiếng Việt
Chủ Nhật, 01/05/2020
Báo Tuổi Trẻ đưa tin ngày 3 tháng Giêng năm 2019, Bộ Giáo dục
- Đào tạo tổ chức đối thoại - về sách giáo khoa dạy theo "công nghệ
giáo dục" - với ông Hồ Ngọc Đại, ông Nguyễn Kế Hào và các cộng sự của hai
ông. Bài báo cho biết [1] "cuộc đối thoại có những lúc rơi vào cãi cọ, nặng
lời, xúc phạm nhau" giữa "nhà nước" và "đối phương".
Cho đến mãi sau này, người ta biết thêm, sách "công nghệ
giáo dục" do ông Hồ Ngọc Đại "cầm đầu" đã được đưa vào sử dụng từ
40 năm trước và có chỉnh sửa nhiều lần, trước khi dẫn đến bộ sách mới nhất bị
dư luận khen chê nhiều chiều, trong đó phần "chê" chiếm số đông.
Không ai gọi "tiếng cha đẻ".
Nguyễn Kiều Dung -
Người Việt phải tri ân các cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa
Nguyễn Kiều Dung tốt
nghiệp Tiến sỹ Kinh tế từ Đại học Bang New York, Albany, Hoa Kỳ. Tác giả hiện
đang sống và làm việc ở Hà nội.
21-4-2019
Hôm trước, tôi đọc tin tức về
chương trình ‘Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời’, một chương trình do Dòng Chúa Cứu Thế
tổ chức thường niên để tri ân các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Là
người có thân quyến thuộc cả hai phe trong cuộc chiến Nam-Bắc, tôi hiểu rõ thế
nào là chiến tranh “huynh đệ tương tàn”.
Cũng là những người lính, từng
cầm súng để phục vụ tổ quốc, nhưng những cựu binh này phải chịu đựng nhiều thiệt
thòi. Từ 1975 đến nay, họ không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ an sinh xã hội nào từ
chính quyền. Những cuộc gặp gỡ như thế này vốn rất hiếm hoi, vậy mà họ vẫn bị
chính quyền sách nhiễu. Đầu tháng giêng năm nay, 6 căn nhà của thương phế binh
VNCH ở khu Lộc Hưng bị chính quyền phá nát. Những người đến viếng nghĩa trang
Biên Hòa cũng thường xuyên gặp cản trở.
Ngô Đình Diệm - Nhân dân không còn
cam phận
Trần
Quốc Việt dịch
07/01/2020
Dịch giả gửi tới Dân Luận
Lời người dịch: Nhận
lời mời của Tổng thống Hoa Kỳ Eisenhower, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình
Diệm sang thăm Hoa Kỳ vào ngày 7 tháng 5, 1957. Ông được tiếp đón trọng thể và
đầy đủ danh dự dành cho bậc thượng khách của chính phủ Hoa Kỳ. Thành công của Tổng
thống Ngô Đình Diệm trong công cuộc xây dựng nước Việt Nam Cộng Hòa còn non trẻ,
đặc biệt trong việc tái định cư thành công hơn 800 ngàn người tỵ nạn từ miền Bắc,
đều được các báo uy tín hàng đầu của Mỹ coi là "phép lạ". Tổng thống
Hoa Kỳ Eisenhower đã đích thân ra đón ông tại phi trường, và vợ chồng Tổng thống
Eisenhower đã dự tiệc chiêu đãi được tổ chức tại tòa đại sứ Việt Nam Cộng Hòa ở
Washington.
Trong thời gian thăm
viếng Hoa Kỳ, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã có vinh dự phát biểu trước lưỡng viện
Quốc hội Hoa Kỳ. Bài diễn văn của ông "tuy ngắn nhưng đầy xúc động"
đã nhận được nhiều tràng pháo tay hoan hô của các vị dân biểu Mỹ.
Bài diễn văn đã được
đăng toàn văn trên tờ báo New York Times vào ngày hôm sau. Toàn bộ tựa đề và
các tiêu đề là của tờ báo này. Những phần trong ngoặc là từ biên bản của Quốc hội
Hoa Kỳ. Và người dịch chân thành cảm ơn Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ đã gởi cho
biên bản về bài diễn văn của Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Tô Văn Trường - Khi nền kinh tế làm ra trong 1 năm chưa đủ trả lãi nợ
vay
Thứ Bảy, 4/1/2020
(TBKTSG Online) - Tại Hội nghị
trực tuyến Chính phủ với địa phương diễn ra trong hai ngày 30 và 31-12 do Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, các số liệu cho thấy Việt Nam tiếp tục tăng trưởng
nhanh đạt trên 7%, quy mô GDP 266 tỉ đô la, bình quân thu nhập đầu người đạt
2.800 đô la. Đây là điều chưa từng có trong lịch sử.
Nợ của một số doanh nghiệp bất
động sản trong tính trong 6 tháng đầu năm 2019.
|
Nhóm chuyên gia độc lập gồm 4
người (trong đó 2 chuyên gia kinh tế đang sống và làm việc ở Mỹ) đã thảo luận
các ý chính như dưới đây để Thủ tướng và những người có trách nhiệm quản lý điều
hành đất nước có thêm thông tin tư liệu tham khảo, kịp thởi xử lý.
Thông báo về tình trạng giả danh
điện thư của Nghiệp đoàn sinh viên Việt Nam.
Kính thưa các thành viên của Nghiệp đoàn sinh viên Việt Nam,
và bạn bè thân hữu năm châu.
Thời gian qua, có một số kẻ xấu sử dụng một địa chỉ điện thư
là nghiepdoansinhvien@yahoo.com nhằm đánh vào cô Nguyễn Quang Hồng Ân. Trong
khi đó sinh viên piano Nguyễn Quang Hồng Ân là một thành viên gắn bó của Nghiệp
đoàn sinh viên Việt Nam.
Trần Gia Phụng -
Trung Quốc Lợi Gì Trong Chiến Tranh Việt Nam?
Viện Nhân Quyền Việt Nam
06/01/2020
1.- TỔNG QUAN
Chiến tranh Việt Nam kéo dài trong 30 năm, từ 1946 đến 1975,
có thể chia thành ba giai đoạn.
Giai đoạn thứ nhất từ 1946 đến 1949: Khi Pháp đưa quân tái
chiếm Việt Nam, Hồ Chí Minh, mặt trận Việt Minh (VM) và chính phủ Việt Nam Dân
Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) nhượng bộ và thỏa hiệp với Pháp, ký liên tiếp hai thỏa ước
để duy trì quyền lực của VM và đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD). Tuy nhiên, Pháp
không ngừng tiến quân và ép VM đến đường cùng. Hồ Chí Minh liền họp trung ương
đảng CSĐD trong hai ngày 18 và 19-12-1946 tại Vạn Phúc (Hà Đông) để tham khảo.
Cuộc họp đi đến quyết định tấn công Pháp vào tối 19-12-1946.(1) Thế là chiến
tranh không tuyên chiến bùng nổ. Từ năm 1946 đến năm 1949, VM vừa đánh, vừa
đàm, vừa trốn chạy lên miền rừng núi để chờ đợi thời cơ..
Đập Cảnh Hồng giảm xả làm cạn dòng
Mekong ở VN dịp Tết.
Mực nước sông Mekong còn giảm
đến nửa sau tháng 1/2020 vì đập Cảnh Hồng của Trung Quốc giảm độ xả nước để
thử thiết bị điện.
BBC News
6 tháng 1 2020
Dù
công tác thử thiết bị chỉ kéo dài ba ngày, 01-03 tháng 1, việc giảm xả nước từ
con đập gây tranh cãi của Trung Quốc ở thượng nguồn sông Mekong đã tác động
xấu đến nhiều tỉnh của Thái Lan.
Còn
nước sông ở hạ lưu là Việt Nam sẽ chịu tác động này vào dịp trước Tết Canh
Tý, gây nguy cơ ngập mặn, theo báo Việt Nam.
Báo
Chiangrai Time 03/01 cho hay, mức xả nước mà phía Trung Quốc thông báo là giảm
xuống còn 800-1.000 mét khối/giờ.
Điểm
tin báo ngày Thứ ba 7 tháng 1 năm 2020
Tổng thống Trump: ’Nhiệm vụ cao nhất và trang trọng nhất của tôi là bảo
vệ nước Mỹ’
Trang web của Nhà Trắng hôm 6/1
đã đăng tải các tuyên bố của Tổng thống Donald J. Trump về cuộc tấn công của
quân đội Hoa Kỳ tiêu diệt tướng Iran Qasem Soleimani ngày 3/1.
“Là một Tổng thống, nhiệm vụ
cao nhất và trang trọng nhất của tôi là bảo vệ quốc gia cùng những công dân của
chúng tôi. Soleimani đang âm mưu cho những tấn công nhanh chóng và nham hiểm đối
với các nhà ngoại giao và quân nhân Mỹ, nhưng chúng tôi đã tóm được và kết liễu
hắn”, Tổng thống Trump tuyên bố.
Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 7 tháng 1 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược
“Phái đoàn Trung Quốc sẽ tới Mỹ vào ngày 13/1 để ký thỏa thuận”
An Huy
07/01/2020
Phái đoàn Trung Quốc dự kiến sẽ
có chuyến công du kéo dài 4 ngày tới thủ đô Washington của Mỹ, bắt đầu từ ngày
13/1, để ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa hai nước - nguồn thạo tin tiết
lộ với tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP).
Nguồn tin nói rằng phái đoàn do
Phó thủ tướng Lưu Hạc, nhà đàm phán thương mại cấp cao nhất của Trung Quốc, lúc
đầu định khởi hành sớm hơn vào đầu tháng 1, nhưng lịch trình đã được thay đổi
sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố trên mạng xã hội Twitter vào đêm
giao thừa 31/12 rằng ông sẽ ký thỏa thuận với "các đại diện cấp cao"
từ Bắc Kinh vào ngày 15/1 tại Nhà Trắng.
Dù hai bên trước đó đã cùng dự
tính sẽ ký thỏa thuận trong tháng 1, phía Trung Quốc không hề lường trước được
việc ông Trump đơn phương tuyên bố về ngày ký thỏa thuận hay việc ông sẽ là người
ký thỏa thuận cho dù Chủ tịch Tập Cận Bình không phải là người đứng ra ký kết
bên phía Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét