Phạm Cao Dương - Từ chiến thắng Đống Đa đến giỗ trận Đống Đa
Ngày xuân viết thêm về chuyện tháng Giêng
https://drive.google.com/open?id=0B7vxHAQlq7jzb256ZXAxSTZOeDR0RktEV1FXLWtzV1lQZ3ZV
Nói chuyện tháng Giêng
“Nói chuyện Tháng Giêng” là đề tài tôi viết để gửi đăng trên một số các báo xuân ở Hải Ngoại cách đây nhiều năm. Câu chuyện xoay quanh một số các từ ngữ từ sau năm 1975, vì lý do này hay lý do khác, hầu như không còn được dùng nữa. Người ta, đặc biệt là một số các xướng ngôn viên của các đài phát thanh, đã dùng những từ ngữ khác để thay thế. Trong số đó có từ ngữ Tháng Giêng, từ ngữ dùng để gọi tháng đầu tiên của một năm. Thay vì gọi hay đọc tháng này là Tháng Giêng, người ta gọi hay đọc nó là Tháng Một. Lý do có lẽ vì khi viết người ta dùng số 1 cho tiện dụng. Từ đó, Tháng Chạp trở thành Tháng Mười Hai, viết bằng số 12, và Tháng Một tất nhiên không còn là Tháng Mười Một nữa. Nhớ lại bài học thuộc lòng mà tôi có dịp học hồi còn nhỏ trong đó có các câu:
Tuấn Khanh - Ba đoạn văn xưa, gửi
người hôm nay.
06/01/2020
Chỉ
còn vài tháng nữa, là đến ngày tưởng niệm 45 năm nền giáo dục của miền Nam Việt
Nam – Việt Nam Cộng Hòa bị xóa sổ. Một nền giáo dục được kỳ công xây dựng với
ba tiêu chí Nhân Bản – Dân Tộc – Khai Phóng. Nghe thì đơn giản nhưng nền giáo
dục ấy kỳ công bởi gột rửa con người khỏi các âm mưu tuyên truyền chính trị,
dạy để biết yêu thương người cùng màu da tiếng nói, dạy để biết lý trí của lẽ
phải và vươn lên, chứ không nô lệ cho một chủ thuyết nào.
Dù
bị hủy diệt, nhưng nền giáo dục đó cứ như những tiếng chuông an ủi, cứ vang lên
vào lúc xã hội Việt Nam suy đồi văn hóa, giáo dục hỗn loạn. Cũng may, người
Việt chúng ta cũng còn một chỗ để vịn vào và đứng dậy, dẫu đó là tro tàn.
Nguyênc Đức Mậu - Sự xuất hiện
ý thức phê phán - một phá bỏ thói quen truyền thống
06/01/2020
Nguồn Blog : Nguyễn Đức Mậu
Trong
lịch sử Việt Nam, ý thức phê phán chưa thực sự phát triển. Sự phê phán,
nếu có, cũng chỉ là phúng gián, trào phúng, hướng đến quân vương,
nhưng lẻ tẻ, ít hoặc mang tính chất kiểm điểm đạo đức theo chuẩn khuôn thước
sẵn có, chỉ là sự điều chỉnh trong vòng luân thường, không nhằm tìm kiếm một
giá trị khác, tìm kiếm một sự phát triển, phê phán đó mang tính kiểm điểm,
chỉnh huấn. Các cách nhìn, cách phê phán này có kiểu tư duy cắt
nghĩa lịch sử từ sức mạnh người đứng đầu, không góp phần giải
nghĩa sức ỳ cộng đồng. Sự phê phán đó khác giai đoạn sau, thời tinh thần
phương Tây du nhập, khiến cho cái mới cười cái cũ, hay cái cũ cười cái mới
trong thơ trào phúng nửa cuối thế kỷ XIX. Xã hội trật tự, phận vị của lễ giáo
nho giáo không chấp nhận phê phán để đối thoại, thay đổi, nó hướng đến sự ổn
định trật tự thứ bậc.
Nguyễn Ngọc Chu - Giảm ô nhiễm môi
trường – Hãy bắt đầu từ Bộ công thương
FB Nguyễn Ngọc Chu
5-1-2020
I.
CHÚNG TA ĐANG CHẾT DẦN MÒN TRONG Ô NHIỄM
1.
Ô nhiễm không khí không biết phân biệt giai cấp, không biết ngoại trừ theo
bậc lương.
2.
Những biệt thự rộng với vườn cây um tùm tuy có lợi thế nhất định, nhưng không
thể xây bức tường lên tận trời cao để ngăn cách với không khí toàn thành phố.
Cũng không ai có thể trốn mãi trong nhà mà không đi ra ngoài.
3.
Ô nhiễm không khí trong những ngày gần đây tại Hà Nội đã vượt qua nhiều lần
mức cho phép – ở mức xấu đến rất xấu cho sức khỏe toàn dân thủ đô. Thí dụ,
chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại Hà Nội trong tuần cuối tháng 11 năm
2019 thì có 6/7 ngày ở mức xấu và rất xấu. Cụ thể vào ngày 30/11/2019 chỉ số
AQI đo được tại đường Phạm Văn Đồng là 172, (mức xấu), Đại Sứ Quán Pháp là
173, Đại sứ quấn Mỹ là 182, Sài Đồng là 196, và Hồ Tây là 216 (mức rất xấu).
Ngược đời đề nghị của Chủ tịch
Hiệp Hội Năng Lượng VN: không được phản đối nhiệt điện than!
Thanh Trúc, RFA
2020-01-03
Ngược
xu thế giảm phát thải!
Một
số tỉnh phía Nam không được phản đối các dự án nhiệt điện than bố trí tại địa
phương là đề nghị từ Chủ tịch Hiệp Hội Năng Lượng Việt Nam, ông Trần
Viết Ngãi, gửi đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị tổng kết ngành
công thương hôm 27/12/2019 vừa qua.
Đề
nghị được đưa ra vào khi yêu cầu giảm thiểu, hạn chế hoặc bỏ hẳn nhiệt điện
than được nhắc lại một cách nghiêm túc hơn tại Hội Nghị COP25 về biến đổi khí
hậu toàn cầu do Liên Hiệp Quốc chủ trì diễn ra tại Chile vào tháng 12/2019.
Yêu cầu này cũng trở nên cấp thiết khi mà không khí khu vực miền Bắc, nhất là
Hà Nội, suốt thời gian qua bị ô nhiễm nặng đến mức nguy hại.
Thủy điện Trung Quốc “siết nước”, hạ lưu sông Mêkông sẽ hạn nặng hơn
|
Lê Anh Tuấn
|
5/1/2020
|
(TBKTSG) - Báo Bangkok Post xuất bản ngày 30-12-2019 đã loan
tin tám tỉnh của Thái Lan nằm dọc sông Mêkông vừa nhận được khuyến cáo từ chính
quyền trung ương về việc Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc sẽ giảm lưu lượng xả của
đập Cảnh Hồng từ 1.200-1.400 mét/giây xuống mức 800- 1.000 mét/giây từ ngày 1 đến
3-1-2020 và ngày 4-1 tiếp tục giảm xuống chỉ còn 504-800 mét/giây trước khi trở
lại mức bình thường. Việc tích nước của đập Cảnh Hồng diễn ra vào đúng thời điểm
hạn hán đang hoành hành ở khu vực hạ lưu Mêkông.
THIẾU PHÙ SA CHỨ
KHÔNG PHẢI NƯỚC BIỂN DÂNG
LÀ MỐI ĐE DỌA NGUY HIỂM
NHẤT CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
(Gravest threat to Mekong
delta today is sediment starvation not rising seas)
WWF – Bình Yên Đông lược dịch
World Wide Fund for Nature – 10 December 2019
Nghiên cứu mới cho thấy rằng tính dễ thương tổn của ĐBSCL đối
với lũ lụt, nước mặn xâm nhập và sạt lở càng ngày càng tăng là vì không đủ phù
sa trong nước sông chứ không phải vì nước biển dâng do thay đổi khí hậu.
Được công bố trong tạp chí Phúc trình Khoa học Tự nhiên
(Nature Scientific Reports), kết quả của Dự án Lên Xuống (Rise and Fall
Project) của Đại học Utrecht ghi rõ: mối đe dọa ngày càng tăng đối với ĐBSCL –
và cộng đồng, thành phố, ruộng lúa và đa dạng sinh học dựa vào nó – vì triều cường
và nước mặn xâm nhập là do sự mất mát phù sa trong sông bởi các đập ở thượng
lưu và việc khai thác cát ở ĐBSCL.
Điểm
tin báo ngày Thứ hai 6 tháng 1 năm 2020
Reaper MQ-9 là drone đã bắn chết
tướng Soleimani?
BBC News
6/1/2020
Các báo Mỹ và Anh đều tin rằng một chiếc drone
Reaper MQ-9 đã bắn tan xe chở tướng Iran Qasem Soleimani ở Baghdad hôm
03/01/2020, đẩy cuộc chiến ở Trung Đông lên tầm cao mới.
Chiến
tranh drone nay cho phép Không lực Hoa Kỳ tấn công "chính xác" vào
các mục tiêu có chọn lọc, gần như mọi nơi, mọi lúc, kể cả vào ban đêm.
Có
thể nói, bên cạnh chiến đấu cơ F16, phi cơ tiếp liệu trên không KC-135
('stratotanker' - tàu chở dầu trên thượng tầng khí quyển), thì drone Reaper
giúp Hoa Kỳ gần như hoàn toàn kiểm soát bầu trời.
Các
nước như Anh, Pháp cũng đều đã dùng loại drone này, mua từ một công ty Hoa Kỳ.
Điểm tin thế giới
ngày Thứ hai 6 tháng 1 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét