Sĩ khí rụt rè, gà phải cáo.
Văn trường liều lĩnh, đấm ăn xôi.
Văn trường liều lĩnh, đấm ăn xôi.
Trần Tế Xương
Tác giả của bộ phim Ván Bài Lật Ngửa, ông Trần Bạch Đằng (Bí Thư Thành Ủy Sài Gòn) qua đời vào năm 2007. Tuy thế, hơn 10 năm sau nhiều vị trí thức ở Thành Phố Hồ Chí Minh Quang Vinh vẫn tụ tập nhau lại để vinh danh ông là Kẻ Sĩ Nam Bộ bằng một tác phẩm cùng tên – dầy đến 400 trang. Báo Lao Động cho biết thêm chi tiết: “Nhóm chủ biên đã nhận được sự cộng tác của hơn 50 người từng có thời gian gắn bó với ông Trần Bạch Đằng để hình thành nên cuốn sách này.”
Tác giả của bộ phim Ván Bài Lật Ngửa, ông Trần Bạch Đằng (Bí Thư Thành Ủy Sài Gòn) qua đời vào năm 2007. Tuy thế, hơn 10 năm sau nhiều vị trí thức ở Thành Phố Hồ Chí Minh Quang Vinh vẫn tụ tập nhau lại để vinh danh ông là Kẻ Sĩ Nam Bộ bằng một tác phẩm cùng tên – dầy đến 400 trang. Báo Lao Động cho biết thêm chi tiết: “Nhóm chủ biên đã nhận được sự cộng tác của hơn 50 người từng có thời gian gắn bó với ông Trần Bạch Đằng để hình thành nên cuốn sách này.”
Thiệt là tình nghĩa và
trang trọng hết biết luôn. Chỉ có điều đáng tiếc là công trình trước
tác đồ sộ này không có người mua, và cũng không được bao cấp (như Tuyển
Tập Nông Đức Mạnh hay Tuyển Tập Nguyễn Phú Trọng) nên “các tác giả có
bài viết trong tác phẩm sẽ được trả nhuận bút bằng sách ” – theo như
nguyên văn lời tâm sự của T.S Quách Thu Nguyệt (thành viên của ban biên
tâp) trên báo Phụ Nữ, đọc được vào hôm 22 tháng 7 vừa qua.
Thiệt là một “tâm sự” não
lòng. Ấy thế mà vẫn còn có chuyện não nề hơn, cũng liên quan đến
Trần Bạch Đằng và một “kẻ sĩ” khác (cùng gốc gác Nam Kỳ) theo lời
kể của nhà báo Lê Đức Dục:
Năm 1997, trên báo Tuổi Trẻ Chủ
nhật (nay là Tuổi Trẻ cuối tuần) có đăng bài báo của ông Trần Bạch Đằng (Tư
Ánh), có tựa “Kẻ sĩ Gia Định”. Tôi nhớ mãi bài báo ấy vì ông Trần Bạch Đằng có
kể câu chuyện về một kẻ sĩ của Sài Gòn bấy giờ là cụ Lưu Văn Lang – kỹ sư bản xứ
đầu tiên của người Việt (các bạn cứ “gúc” Lưu Văn Lang thì biết cụ Lang tầm cỡ
như thế nào với miền Nam thuở trước).
Ông Tư Ánh kể năm 1967, nghe
tin cụ Lang mệt nặng, khu ủy Sài Gòn cử ông Đặng Xuân Phong (sau này là thượng
tá – đã mất) đến thăm vào báo cáo tình hình kháng chiến với cụ Lưu Văn Lang và
xin ý kiến của cụ về thời cuộc. Vì hoạt động bí mật, gặp từ khuya, xong còn tìm
đường lên cứ, nên anh Phong kể xong hỏi cụ chỉ giáo gì không, nghe xong cụ nói
“Mấy anh làm tốt rồi, nhưng coi chừng Trung Cộng”.
Thế là dù đã đến giờ giao liên
đón, nhưng anh Phong vẫn ngồi lại giải thích cho cụ là TQ đang giúp cho cuộc
chiến chúng ta này nọ, viện trợ này kia, bla bla… Mong cụ Lang hiểu được tình
hình hữu nghị, vì biết tiếng nói của một trí thức lớn như cụ ảnh hưởng rất lớn
đến phong trào… Và sau một hồi giải thích, người giao liên phát tín hiệu phải
lên đường, không thể muộn hơn, anh Phong nghĩ chắc cụ Lang đã “thấm nhuần” nên
chào từ biệt cụ. Bước ra tới cửa, anh quay lui bên cụ lễ phép: Dạ cụ chỉ giáo
gì thêm không ạ. Cụ Lang chỉ buông đúng cái câu lúc nãy: “Coi chừng Trung Cộng”!
Anh cán bộ Phong, chắc nói theo kiểu chừ là bó tay, nhưng ông Trần Bạch Đằng cực
kỳ đắc ý với chi tiết này và cảm khái: Kẻ sĩ Gia Định là như thế đó!
Tôi thiệt không hiểu rõ “như
thế đó” là “như làm sao” nên làm theo lời khuyên của tác giả Lê Đức
Dục (“các bạn cứ ‘gúc’ Lưu Văn Lang thì biết cụ Lang tầm cỡ như thế nào với miền
Nam thuở trước”) và biết thêm được ba điều bốn chuyện, cũng hơi thú
vị:
Lưu Văn
Lang (1880– 1969) là kỹ sư người bản xứ đầu tiên của Việt Nam và toàn cõi Đông
Dương. Ông là một nhà trí thức yêu nước nổi tiếng ở miền Nam nửa đầu thế kỷ
20…Sau khi Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương ngày 9 tháng 3 năm 1945, ông được
vua Bảo Đại mời ra tham gia nội các Trần Trọng Kim để giữ chức bộ trưởng Công
Chánh, ông đã từ chối để thể hiện sự bất hợp tác với chính quyền mà ông cho là
chỉ là một công cụ của người Nhật…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét