HOÀNG
SA NHUỘM MÁU
Lê Thương
Trận hải chiến đẫm máu ở Hoàng Sa-Trường
Sa giữa Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa và Hải Quân Trung Cộng bắt nguồn từ ngày
11-1-1974 khi Trung Cộng lên tiếng tuyên bố các quần đảo nầy thuộc lãnh thổ của
họ, đồng thời họ gởi nhiều tàu chiến ngụy trang tàu đánh cá đổ quân lên các đảo
lân cận.
Ngày hôm sau, 12-1-1974, Ngoại trưởng Việt
Nam Cộng Hòa Vương Văn Bắc cực lực bác bỏ những luận điệu ngang ngược, vô căn cứ
nầy và mạnh mẽ lên án trước dư luận thế giới về ý đồ xâm lăng của Trung Cộng. Để
bảo tồn sự vẹn toàn lãnh thổ, ngày 15-1-1974, Bộ Tư Lệnh Hải Quân Việt Nam phái
Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ16 ra tăng cường tuần tiễu và bảo vệ các quần đảo
Hoàng Sa-Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam ta. Ngày xưa, vị anh hùng Lý
Thường Kiệt mang gươm đi đánh Tống, ngày nay con tàu mang tên ông cũng đang lướt
sóng trực chỉ Biển Đông, sẵn sàng chống giữ Hoàng Sa.
Ý nghĩa lịch sử trận hải chiến Hoàng
Sa
Trần
Gia Phụng.
Monday,
January 19, 2009
Sự
hy sinh của Ngụy Văn Thà và đồng đội trong trận hải chiến Hoàng Sa ngày
19-01-1974 là thiên anh hùng ca bất tử, mãi mãi vang vọng như nhạc hồn đất nước
trong lịch sử hào hùng bất khuất của dân tộc Việt Nam.
Trận
hải chiến Hoàng Sa ngày 19-01-1974, đã được nói và viết đến nhiều. Nhân kỷ niệm
35 năm xảy ra trận hải chiến nầy, ở đây chỉ xin ôn lại vài ý nghĩa lịch sử của
trận chiến anh dũng của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa.
Chuyện
các binh sĩ VNCH bị Trung Quốc bắt giữ sau hải chiến Hoàng Sa 1974
18/01/2018
Ngay sau khi cuộc hải chiến diễn ra, Ngoại
trưởng VNCH lên án Trung Quốc: “đã xâm chiếm các phần lãnh thổ Việt Nam Cộng
hòa và bắt đi một cách trái phép 121 binh sĩ của Quân lực VNCH".
Sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm
quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ngày 19.01.1974 đến nay vẫn để lại những xúc cảm
khi Tết đến, cũng là một thời điểm cái Tết đến cận kề lúc bấy giờ khi vụ tranh
chấp này xảy ra. Đặc biệt, những năm gần đây khi tình hình tranh chấp Hoàng Sa
nói riêng và trên biển Đông nói chung càng phức tạp trong một bối cảnh mới, đã
đặt ra những câu hỏi có nên hay không nên công nhận là người có công với Tổ quốc
đối với những chiến sĩ Hải quân của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH) lúc bấy
giờ đã chiến đấu và bỏ lại thân thể của mình ngoài vùng biển Hoàng Sa? Dù câu
trả lời như thế nào đi chăng nữa, bài viết này đề cập đến việc trao trả các
binh sĩ VNCH bị Trung Quốc bắt giữ, thông qua nguồn tư liệu báo chí đương thời,
sẽ làm rõ tính chính nghĩa về chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo này và ý chí
bảo vệ chủ quyền có tính kế tục lịch sử của chính quyền đương thời.
Amnesty International - Việt Nam: Các vụ bắt giữ và đàn áp mạng xã hội sau vụ đụng độ chết người vì đất
Viet Nam: Arrests and social media crackdown follow deadly clashes over land
Nguồn : Ân xá Quốc tế
Dịch giả: Trúc Lam16-1-2020
https://drive.google.com/open?id=0B7vxHAQlq7jzeE5lQS1WNHI5dFZHN3pmTXFVTVA0QVU4bEhr
Chính quyền Việt Nam đã đẩy mạnh một cuộc đàn áp trên toàn quốc được đánh dấu bằng các vụ bắt giữ và kiểm duyệt mạng xã hội rộng rãi khi họ cố gắng kìm hãm các cuộc tranh luận công khai về vụ tranh chấp đất đai dẫn đến chết người, Tổ chức Ân xá Quốc tế hôm nay cho biết.
Các cuộc tấn công mạnh mẽ vào những lời chỉ trích ôn hòa sau vụ đụng độ hồi tuần trước giữa cảnh sát và người dân của một ngôi làng, là tâm điểm của một cuộc tranh chấp lớn, khiến bốn người thiệt mạng, gây ra sự phẫn nộ trên toàn quốc. Sự thông đồng chính thức về các giao dịch đất đai là nguồn cơn gây bất mãn lớn ở Việt Nam.
Đỗ Hùng - Khi những kẻ bị còng tay cầm súng bắn vào
công an hay một case study về vai trò của báo chí
Theo FB Đỗ Hùng
16/01/2020
Sau khi lên nắm
quyền vào giữa năm 2016, ông Duterte đã phát động cuộc chiến bài trừ ma túy đẫm
máu không tiền khoáng hậu.
... Thực
ra, nền dân chủ Philippines, mặc dầu nhiều khiếm khuyết và rất nhiều hỗn loạn,
vẫn có những giá trị tiến bộ của nó. Một trong những giá trị đó chính là tự do
báo chí. Chỉ trong một nền báo chí như vậy, báo chí mới có thể trở thành lực lượng
giám sát cường quyền và mới có thể độc lập đi tìm sự thật chứ không chỉ làm mỗi
một việc là phụ họa cường quyền.
Và lúc đó, nhà
báo mới không toa rập với cường quyền, vì lợi ích thiết thân hoặc bởi niềm tin
lệch lạc về sứ mệnh của mình.
#FreedomofthePress
Điểm tin báo ngày Thứ bảy 18 tháng 1
năm 2020
Thăm dò dư luận : Gần 80% dân Việt Nam không tin vào
Trung Quốc
Đức
Tâm
RFI
17/01/2020
Theo thăm dò dư luận do một học viện
có uy tín của Singapore tiến hành, gần 80% dân Việt Nam không tin tưởng là
Trung Quốc, với tư cách siêu cường, sẽ « hành động đúng đắn » đóng góp cho hòa
bình, an ninh, thịnh vượng và quản trị.
Ngày 16/01/2020, Trung tâm nghiên
cứu ASEAN thuộc Học viện ISEAS-Yusof Ishak, Singapore, đã cho công bố báo cáo
khảo sát các quốc gia Đông Nam Á. Cuộc thăm dò được tiến hành từ ngày 12/11 đến
01/12/2019. Tổng cộng có 1308 người, ở 10 nước thành viên ASEAN đã tham gia trả
lời 58 câu hỏi trong bản thăm dò. Những người được hỏi thuộc 5 lĩnh vực :
nghiên cứu, kinh doanh và tài chính, lĩnh vực công, xã hội dân sự và truyền
thông.
Tin vắn Hoa Kỳ trong tuần
Vũ Linh tóm lược
Ông Tập nói Myanmar và TQ là 'anh em cùng mẹ'
BBC News
17 tháng 1 2020
Chủ tịch Tập
Cận Bình bắt đầu chuyến thăm hai ngày, từ 17/01/2020 sang liên bang Myanmar để
mở rộng Vành đai và Con đường.
Dự kiến ông sẽ
gặp bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo trên thực tế của chính phủ Myanmar để cùng dự
lễ kỷ niệm 70 năm quan hệ hai nước.
Điểm tin thế giới ngày Thứ bảy 18 tháng 1 năm 2020
Võ Thái Hà tóm
lược
Công
bố nhóm luật sư bảo vệ Tổng thống Donald Trump
18/01/2020
Đội luật sư bảo vệ Tổng thống Donald
Trump tại phiên tòa luận tội ở Thượng viện gồm toàn những nhân vật ngôi sao.
Đó là cựu công tố viên độc lập Ken
Starr, là người mà cách đây hai thập niên đã tiến hành cuộc điều tra dẫn tới việc
Tổng thống Mỹ thời đó là Bill Clinton bị luận tội.
Trong nhóm luật sư biện hộ còn có cựu
giáo sư luật trường đại học Havard kiêm luật sư về hiến pháp nổi tiếng Alan
Dershowitz. Ông Dershowitz tuyên bố sẽ đưa ra những lập luận về hiến pháp để bảo
vệ người đứng đầu Nhà Trắng khỏi những cáo buộc lạm dụng quyền lực.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét