Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2020

Bản tin ngày Thứ sáu 17 tháng 1 năm 2020



Việt Nam: Ngòi nổ bạo động từ khiếu kiện đất đai

Ls. Ngô Ngọc Trai Gửi cho BBC Tiếng Việt từ Hà Nội


Khiếu kiện đất đai và những điều tôi biết

Năm 1985 gia đình ông Nguyễn Văn Khương có dựng lều tạm để sửa chữa xe đạp bên bờ ao chuôm. Năm 1992 gia đình bà Nguyễn Thị Quý có nhu cầu mở ngõ đi nên đã san lấp cải tạo một phần đất ao.
Giữa hai gia đình đã xảy ra tranh chấp.

Hai bên đều cho rằng thửa ao chuôm thuộc quyền sử dụng của gia đình mình do ông cha để lại.
Vấn đề trở lên phức tạp khi giấy tờ địa chính của hai bên đều thiếu và yếu, bản đồ địa chính đo vẽ qua các thời kỳ lại thể hiện không rõ ràng về chủ quyền sử dụng.

Nguyễn Quang A  - Nếu Bộ công an muốn nghe lời tôi

FB Nguyễn Quang A
17-1-2020


Máy bay khởi hành từ Đài Bắc chậm 30 phút, nên đến Hà Nội lúc 23:30 ngày 16-1-2020. Ra khỏi máy bay, leo lên xe bus vào đến sân ga thì đã gần nửa đêm.

A)- Trên hành lang hướng tới nơi làm thủ tục Xuất nhập cảnh (XNC) nghe ai hỏi, “bác về từ Đài Loan à? Bác chỉ ở Đài Loan hay có đi đâu nữa không… bla, bla…” nghoảnh lại hoá ra cậu trung tá an ninh (hay đã lên đại tá rồi cũng chưa biết chừng) quá quen mặt đã hàng chục lần muốn lấy “lời khai” của mình… Mình chẳng trả lời và sải bước để nhanh vào xếp hàng làm thủ tục XNC, anh ta bảo: “Mời bác vào trong khia có thủ trưởng cháu muốn hỏi bác một tý”.

Vụ Đồng Tâm : Ân Xá Quốc Tế tố cáo Việt Nam đàn áp mạng xã hội
Thụy My
RFI
17/01/2020
Trong thông cáo hôm 16/01/2020, Amnesty International (Ân Xá Quốc Tế) chỉ trích Việt Nam tăng cường trấn áp với các vụ bắt người và kiểm duyệt mạng xã hội, nhằm dập tắt những tranh luận về vụ tranh chấp đất đẫm máu tại làng Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội cách đây một tuần.
Thông cáo cho biết trong tuần qua đã có ba nhà đấu tranh bị bắt vì đăng lên mạng xã hội những thông tin về vụ Đồng Tâm, và khoảng mấy chục người sử dụng Facebook bị hạn chế đăng bài.
Mai Bá Kiếm - « Sở hữu toàn dân » thua vạn lần « dân thuộc địa »

15/1/2020
FB Mai bá Kiếm


Tôi xin kể chuyện quyền sở hữu đất của người dân cách đây 104 năm, tại Nhà Bè, dưới thời thuộc địa, để thấy thực dân Pháp có lòng “nhân bản” gấp vạn lần xã hội chủ nghĩa (XHCN). 

Trước hết, nói về bối cảnh cho dễ hiểu. Sau khi chiếm trọn Nam kỳ, Pháp đặt chế độ thuộc Pháp, nên ban hành Dân luật Giản yếu vào năm 1883, với các nguyên tắc học lý giống Dân luật Pháp quốc (Civil code).

Sau đó, chiếm Bắc kỳ đặt chế độ bảo hộ, Pháp ban hành Dân luật Bắc kỳ năm 1931. Rồi, ký hòa ước với triều đình Huế để Trung kỳ tự trị, Pháp ban hành Dân luật Trung kỳ năm 1936. 

Cơn lốc ly hương lên Sài Gòn: Con dâu bỏ đi vì nghèo, con trai rời miền Tây

Bảo Kỳ

Thanh Niên Online

15/01/2020


Con dâu của bà Cẩm vì thấy gia đình quá nghèo nên “dứt áo ra đi” để lại con thơ 1 tuổi. Không thể chịu được cảnh nghèo, con trai bà rời miền Tây lên Sài Gòn làm mướn kiếm tiền lo cho mẹ và chăm con.

Trong một ngày cận tết Canh Tý, tôi có dịp ghé thăm làng khô biển Trần Đề (Sóc Trăng), không khí rộn ràng tấp nập người mua kẻ bán. Nhưng bên kia sông, Tết vẫn còn chưa hiện rõ.

Tăng GDP nhưng lại không giúp cải thiện cuộc sống của người dân
16/01/2020
Trần Dzạ Dzũng
Vì sao GDP (*) của Việt Nam được đánh giá tăng trưởng cao hàng đầu thế giới nhưng lại không giúp cải thiện cuộc sống của người dân?
“Theo số liệu vừa mới công bố, tăng trưởng GDP năm 2019 là 7,02%. Năm 2016 chỉ số này 6,21%, năm 2017 là 6,8%, 2018 là 7,08% và năm 2019 là 7,02%. Như vậy 2 năm liền chúng ta tăng trưởng GDP trên 7%”, Bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã thông tin với báo chí kèm nhận xét đây là mức tăng trưởng cao hàng đầu thế giới.
Điểm tin báo ngày Thứ sáu 17 tháng 1 năm 2020


Ngô Nhân Dụng: Tập Cận Bình đang sợ ‘Thiên Nga Đen’
Thứ Tư, 15 tháng 1, 2020
Trong quý thứ ba năm 2019, tỷ số tăng trưởng Tổng Sản Lượng Nội Địa (GDP) Trung Quốc 6% là mức thấp nhất kể từ năm 1992. Và sẽ còn xuống thấp hơn. Chiến tranh mậu dịch với Mỹ là một nguyên nhân, nhưng còn nhiều yếu tố khác khiến kinh tế tiến chậm lại.
Thí dụ, sức tiêu thụ của người dân giảm sụt, vì giá cả nhà cửa và thịt heo lên cao khiến họ không còn dư tiền mua những thứ xa xỉ như xe hơi hay điện thoại mới. Số tiền nợ của chính phủ địa phương và các xí nghiệp vẫn tăng cao, lo không trả được

Điểm tin thế giới ngày Thứ sáu 17 tháng 1 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược
Cổ phiếu công nghệ đưa S&P 500 lần đầu vượt mốc 3.300 điểm
Bình Minh
17/01/2020
Chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Mỹ lần đầu tiên trong lịch sử vượt qua mốc 3.300 điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Năm. Hai chỉ số Dow Jones và Nasdaq cũng lập kỷ lục mới.
Chất xúc tác cho phiên tăng điểm này là sự đi lên mạnh mẽ của cổ phiếu công nghệ, dữ liệu khả quan về ngành bán lẻ, và báo cáo lợi nhuận tốt hơn dự báo của Morgan Stanley - theo hãng tin Reuters.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét