Trần Đình Hoành - Vụ Đồng Tâm có tiềm năng tai hại đến phát triển kinh
tế VN thế nào?
Nguồn: LsTrần Đình Hoành
Conversations on Vietnam
Development
19.01.2020
Phân tích pháp lý về đất đai
trong vu Đồng Tâm Bộ Quốc Phòng và Công An có vi phạm Luật Hình Sự trong vụ Đồng
Tâm ngày 9/1/2020?
Ở bất kỳ nước nào trên thế giới,
khi lính và cảnh sát đụng độ với dân gây chết người, thì đó luôn là điều nghiêm
trọng làm cho cả nước lắng lo. Đó chính là lý do chúng ta cần quan tâm đúng mức
về việc đụng độ chết người ở Đồng Tâm, Hà Nội, ngày 9/1/2020 vừa qua. Vụ này đặc
biệt đáng chú ý với cộng đồng thế giới vì nó xảy ra ngay trong lòng Hà Nội, thủ
đô của nước Việt Nam, ngay dưới mũi của các lãnh đạo cao cấp nhất nước, chẳng
chỉ là nơi nào đó không ai biết đến như là Khai Phóng ở Năm Căn, Cà Mau.
Sẽ có những Đồng Tâm khác, đẫm máu hơn
Jackhammer Nguyễn
20-1-2020
BBC Việt ngữ đăng một bài viết
của một tác giả từ Sài Gòn, ông Lê Văn Bảy, phân tích và tổng hợp những hình ảnh,
video từ nhóm “Tổ đồng thuận chống tham nhũng Đồng Tâm” (gọi tắt là Tổ đồng thuận),
với mong muốn có một kết luận độc lập, không dựa trên những cảm xúc của mạng xã
hội ủng hộ gia đình ông Lê Đình Kình, và cũng không thể dựa trên những nguồn
tin từ nhà nước, vốn không thành thật từ lâu nay.
Tác giả rút ra hai điều:
1/ Tổ Đồng Thuận xem thường
chính quyền địa phương.
2/ Tổ Đồng thuận cho rằng, giá
những mảnh đất mà họ đang tranh chấp có giá trị vô cùng lớn, nhưng thực ra
không đúng. Khu vực đất tranh chấp đó không có giá thị trường đáng kể.
Biển Đông: Việt Nam sẽ khó tận dụng
chiếc ghế chủ tịch ASEAN
Thanh Phương
RFI
20/01/2020
Năm
2020 là một năm mà các nhà ngoại giao của Việt Nam hết sức bận rộn, bởi vì Việt
Nam vừa đảm nhận chức chủ tịch luân phiên của ASEAN vừa làm hội viên không
thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc trong 2 năm ( nhiệm kỳ 2020-2021
), thậm chí trong tháng 1 năm nay còn nắm giữ chức chủ tịch luân phiên của Hội
Đồng. Nhưng liệu Việt Nam có thể tận dụng được hai vị thế đặc biệt này để tranh
thủ sự ủng hộ của quốc tế và khu vực trên vấn đề Biển Đông?
Đối
với nhiều nước ASEAN, đặc biệt là với Việt Nam, thách đố lớn nhất trong năm nay
vẫn là sự lớn mạnh của Trung Quốc và việc Bắc Kinh vẫn tiếp tục các nỗ lực nhằm
gây áp lực lên các nước yếu hơn. Trên Biển Đông, việc Trung Quốc xây các đảo
nhân tạo đang gây nhiều quan ngại sâu sắc không chỉ cho ASEAN, mà cả các nước
ngoài khu vực, đặc biệt là Hoa Kỳ.
Thứ Hai, 20 tháng 1, 2020
Trong “Đất Lề Quê Thói” (Saigon 1970, trang 320) của Nhất
Thanh có chép huyền thoại về Ông Táo như sau:
... Năm nay Ông Táo Việt Nam lên chầu trời với một niềm ưu
tư nặng chĩu. Chì ít ngày trước khi đi ông đã phải chứng kiến một Đồng Tâm nhiều
tang tóc. Ngày 9/1 vừa rồi ở đây đã có “xung đột”, có những người đã chết, họ
thuộc cả hai phía: người dân và chính quyền.
Còn qua sớm để biết nội dung “lá sớ” Táo Quân, báo cáo chuyện
dưới trần gian năm nay. Chỉ mong Ông trung thực trước Ngọc Hoàng, kể rõ “đầu
cua tai nheo” chuyện dưới thế.
Ông Trời vẫn “có mắt” để phán xét. Người trần thế tin là như
vậy!
Điểm
tin báo ngày Thứ hai 20 tháng 1 năm 2020
Con đương tơ lụa hay con đường bẫy nợ - Từ câu chuyện của Myanmar đến
Việt Nam
Hoàng Gia Phúc
2020-01-19
2020-01-19
Chuyến thăm của ông Tập đến
Myanmar
Ngày 17/1/2020, ông Tập Cận
Bình có chuyến thăm chính thức đến Myanmar - quốc gia thuộc ASEAN. RFI cho biết
có hai dự án quan trọng được đề xuất trong chuyến thăm này, đó là: Bắc Kinh đề
nghị xây dựng một hành lang kinh tế Trung Quốc-Miến Điện (CMEC) với một cảng nước
sâu 1,3 tỉ đô la tại Kyaukphyu ở bang Rakhine, mở lối vào Ấn Độ Dương cho Trung
Quốc. Một dự án lớn khác có thể được bàn bạc trong dịp này, đó là đập thủy điện
3,6 tỉ đô la ở Myitsone, bang Kachin. Với chuyến thăm này của ông Tập, Myanmar
thể hiện quyết tâm tiến sâu vào quan hệ với Trung Quốc trong Dự án Con đường tơ
lụa mới. Dự án này là một phần trong Sáng kiến Vành đai Con đường (BRI) do ông
Tập khởi xướng từ 2013.
Nguyễn Hải Hoành -
Trung Quốc không giấu giếm ý định học Nhật
20.1.20
Nhật học Trung Quốc hay Trung Quốc học Nhật? – đây là một vấn
đề báo chí Trung Quốc bàn thảo nhiều, nhất là gần đây khi kinh tế Trung Quốc đã
vượt Nhật, không ít người nước này nhìn nhận người Nhật với con mắt khác trước.
Cái đáng phục, đáng sợ nhất ở người Nhật là họ chịu khó học
hỏi bất kỳ ai giỏi hơn họ, dù là kẻ địch đi nữa, và chỉ học cái hay cái tốt –
đây là một sự thật lịch sử không phải bàn cãi gì. Người Nhật thường phàn nàn nước
họ xưa nay không có triết gia hoặc nhà tư tưởng, không đưa ra được một chủ
nghĩa hoặc lý thuyết nào mới. Vì vậy ngày xưa họ “lăn xả” học nền văn minh
Trung Hoa, học Khổng Mạnh, thậm chí bê nguyên xi cả kho chữ Hán về dùng để ghi
âm tiếng Nhật.
Facebook xin lỗi về vụ dịch tên ông Tập Cận Bình thành 'Hố Phân'
BBC News
19 tháng 1 2020
Facebook vào hôm thứ Bảy cho biết
họ đã phải rà soát lại xem làm thế nào tên nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình
xuất hiện bằng tiếng Anh là "Mr Shithole" (Ông Hố Phân) trong các
post đăng trên Facebook khi dịch từ tiếng Miến Điện sang tiếng Anh.
Facebook nói xin lỗi vì bất kỳ
điều xúc phạm nào xảy ra và nói rằng vấn đề đã được khắc phục.
Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 20 tháng 1 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược
Dự Luật Liên Minh Ấn Độ-Thái Bình Dương Chống Mối Đe Dọa Từ Trung Cộng
Theo The Epoch Time 19/1/2020
Thượng viện Hoa Kỳ gần đây đã
thống nhất thông qua một hành động lưỡng đảng để liên minh Hoa Kỳ với các đối
tác Ấn Độ-Thái Bình Dương trong việc đối đầu với sự trỗi dậy quân sự của Bắc
Kinh.
Với tiêu đề Đạo luật Hợp tác Ấn
Độ-Thái Bình Dương năm 2019, luật pháp sẽ yêu cầu chính quyền Hoa Kỳ xây dựng
chiến lược dài hạn toàn diện cho Ấn Độ-Thái Bình Dương khi chế độ cộng sản
Truong Quốc (TC) cầm quyền tiếp tục tìm kiếm sự thống trị quân sự hoàn toàn
trong khu vực thông qua hiện đại hóa quân sự, các hoạt động ảnh hưởng, và các
chỉ dẫn kinh tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét