Thứ Tư, 1 tháng 1, 2020

Bản tin ngày Thứ tư 1 tháng 1 năm 2010


Âm mưu bán nước rất tinh vi của Nguyễn Phú Trọng
Trúc Giang MN
31/12/2019
Mở bài
Trung Cộng dùng chiến lược Ba Bước Lấn Tới để cướp nước, Việt Cộng cũng dùng chiến lược nầy để bán nước. Lê Đức Anh dâng đảo Gạc Ma và các đảo khác ở Trường Sa cho Trung Cộng, Nguyễn Phú Trọng bắt đầu dâng Bãi Tư Chính cho quan thầy Tàu khựa. Đó là một âm mưu bán nước rất tinh vi.
Trung Cộng thực hiện chiến lược Ba Bước Lấn Tới kết hợp với chiến thuật Cây Gậy Nhỏ và chiến thuật Cắt Lát Salami để chiếm toàn bộ vùng biển hình lưỡi bò, chiếm 80%  2 triệu Km2 của Biển Đông.
Nguyễn Quang Dy - Câu chuyện đầu năm: Nguy cơ khủng hoảng môi trường

1-1-2020


Trước thềm năm mới 2020, Việt Nam đứng trước các cơ hội và thách thức khó lường. Muốn “biến nguy thành cơ”, Việt Nam phải đổi mới thể chế và điều chỉnh tư duy chiến lược để tìm cách hoát hiểm. Đối đầu Việt-Trung trên Biển Đông đe dọa chủ quyền quốc gia, và các đập thủy điện trên sông Mekong đe dọa sự sống còn của đồng bằng sông Cửu Long. Trong khi đó, nguy cơ khủng hoảng môi trường sống đang đe dọa tương lai Viêt Nam.

Ngô Nhân Dụng - 2020 chiến tranh lạnh Mỹ Trung bắt đầu 

December 31, 2019


Ngày 16 Tháng Mười Hai, 1978, James Carter và Đặng Tiểu Bình ra tuyên cáo chung thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc. Hai ngày sau, Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc họp quyết định thay đổi chính sách kinh tế, đưa nước Tàu bây giờ lên hàng thứ nhì sau nước Mỹ và không bao lâu nữa sẽ lên hàng đầu.

Nếu không mở cửa bang giao với Mỹ thì Trung Quốc không thể tiến nhanh như vậy. Cuộc giao thương có lợi cho cả hai bên, nhưng Trung Quốc được lợi về căn bản khi phát triển thị trường và tiếp nhận các kỹ thuật công nghiệp mới. Dân Mỹ thì chỉ được mua những quần áo cho đến máy giặt, cho tới điện thoại cầm tay giá rẻ vì “made in China.”

Lê Hữu Khóa – Trí tuệ tù nhân lương tâm Việt tộc

Lê Hữu Khóa: Giáo sư Đại học Lille* Giám đốc Anthropol-Asie *Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á *Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCO–Liên Hiệp Quốc


Đa đạo

Tù nhân lương tâm mở cửa cho dân tộc thấy chân trời của nhân quyền, đẩy cửa cho đồng bào thấy rạng đông của dân chủ, bằng chọn lựa của hệ đa: nhận đa đảng để đón đa tài, quý đa trí để dâng đa năng,  trọng đa dũng để tạo đa hiệu. Tù nhân lương tâm xuất hiện rồi dùng nhân tính để xóa não bộ của bạo quyền độc đảng toàn trị, dùng nhân lý để tẩy não trạng của tà quyền cơ chế độc trị, dùng nhân bản để gỡ não hoạn của ma quyền công an trị. Tù nhân lương tâm đầy chính nghĩa là những đứa con ngoan dũng của Việt tộc: «Sống có nhân mười phần không khó».Tù nhân lương tâm bồng, ẳm, bế, cõng hệ đạo trong chính nhân kiếp của mình, để làm sáng lên đạo lý: Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ của tổ tiên, để làm rõ ra đạo đức của Việt tộc: Bầu ơi thương lấy bí cùng. Chính đạo lý khi song hành cùng đạo đức làm nên luân lý qua bổn phận và trách nhiệm của Việt tộc khi gọi nhau là đồng bào, cùng tổ tiên, cùng huyết thống. Trên thượng nguồn lập quốc con dân Việt đã sinh ra cùng một bào thai thủa nào của cha Lạc Long Quân, của mẹ Âu Cơ, luôn thấy để thấu: «Máu chảy ruột mềm». Tù nhân lương tâm là những đứa con đoan chính của Việt tộc qua dấn thân: «Máu chảy tới đâu ruột đau tới đó». 

Kinh tế VN 2019: 'Mặt trời' chỉ 'tỏa sáng' trên báo cáo?

BBC News
31/12/2019


Bloomberg cho rằng Việt Nam được ví là nối gót Trung Quốc về tăng trưởng kinh tế nhưng kỳ thực chỉ "trông tốt trên báo cáo".

Điều này dường như mâu thuẫn với phát biểu mới đây của ông Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước, về kinh tế Việt Nam năm 2019, rằng "mặt trời đang tỏa sáng" dù "mây đen phủ lên toàn cầu".
Tác giả Shuli Ren viết trên Bloomberg ngày 30/12 rằng Việt Nam vốn được ví von là Trung Quốc thứ hai từ cách đây hai thập kỷ. Rằng Việt Nam có lực lượng lao động trẻ, bất động sản bùng nổ, nền chính trị cộng sản ổn định, có mối quan hệ tốt với Mỹ... Nhưng cần phải bổ sung thêm điều này khi bước vào năm 2020: đó là một sự thịnh vượng không lợi nhuận. 

... Để giải quyết việc này, TS Thọ viết cho BBC Tiếng Việt ngày 25/12 rằng Việt Nam cần "đột phá thể chế", lấy phát triển doanh nghiệp làm động lực phát triển, tạo môi trường đầu tư và kinh doanh, đồng thời với cải cách hành chính, gỡ bỏ các rào cản, chấn chỉnh thực thi công vụ của bộ máy.
Ngoài ra, TS Phạm Quý Thọ cho rằng Việt Nam cần tránh tập trung quyền lực tuyệt đối, nên mở rộng dân chủ theo hướng thiết lập các thể chế phù hợp với các nguyên tắc thị trường và giá trị phổ quát, nên dựa vào dân hơn nữa để chống tham nhũng.

Tỵ nạn Trung Hoa tại An Nam và xứ Chàm cuối thời nhà Tống 

Hok Lam Chan
NGÔ BẮC dịch

Nguồn: Chinese Refugees In Annam And Champa At The End Of The Sung Dynasty, của Hok-Lam Chan, Journal of Southeast Asian Histories, Vol. 7, no. 2, Sep. 1966, các trang 1-10.

I
Tháng Hai năm 1276, thủ đô nhà Nam Tống tại Lâm An (tức Hàng Châu ngày nay) rơi vào tay quân Mông Cổ, và vị hòang đế cuối cùng của nhà Tống, Chao Hsien, bị bắt giữ. Với sự trợ giúp của các quan thượng thư trung thành, các thành viên còn lại của hòang gia chạy trốn về miền nam. Trong tháng Sáu, Chao Cheng mới chín tuổi được tôn lên làm vua (Tuan-tsung) tại Phúc Châu. Tuy nhiên, các quan lại cao cấp của tỉnh Phúc kiến từng người một đã bỏ ngũ chạy sang phía Mông Cổ, hòang gia không bao lâu lại phải triệt thóai sâu xuống phía nam hơn nữa, tới tỉnh Quảng Đông. Tháng Ba năm 1277, cứ điểm nhà Tống tại thành phố Quảng Đông (Canton) cũng bị sụp đổ và hòang gia phải vội vã trốn chạy về Mei-wei, trong vùng lân cận của bán đảo Cửu Long (Kowloon), thuộc Hồng Kông ngày nay. 

Điểm tin báo ngày Thứ tư 1 tháng 1 năm 2020


Chính sách tị nạn khó khăn của Trump làm cho những người muốn di cư (tìm cách) vào Mỹ và 
sau đó trốn sang Canada

[MC Nguyễn Ngọc Ngạn đã nói trong cuộc trình diễn với người Việt Nam tại Đức: 50 ngàn người Mỹ đã tị nạn tại Canada do sợ TT Trump trục xuất. Dưới đây là một bài báo có nói đến con số 50,000 này, nhưng không phải bị trục xuất, mà họ đã đến Mỹ bằng visa du lịch, sau đó đã vượt biên sang Canada]

Anna Giaritelli (Washington Examiners, tờ báo có cảm tình với chính phủ TT Trump)

Ngày 18 tháng 11 năm 2019



CHAMPLAIN, New York - Con đường với một làn đi nằm trong vùng nông thôn thuộc ngoại ô New York, kết thúc cách biên giới Mỹ-Canada chỉ một vài feet (khoảng 10 mét), là tâm điểm của một hiện tượng nhập cư quốc tế bất thường: 

Nhiều người từ Hoa Kỳ đến Canada.

Có khoảng 50.000 người đã dùng con đường Roxham này để vượt biên giới vào Canada trong vòng ba năm qua. Roxham là một trong hàng chục con đường thuộc Hạt Clinton chạy thẳng đến biên giới, nhưng nơi đây đã có hơn 90% dân nhập cư bất hợp pháp vượt biên qua Canada dọc theo biên giới (giữa Mỹ và Canada) dài 4.000 dặm từ tiểu bang Washington đến Maine kể từ năm 2016 .

Điểm tin thế giới ngày Thứ tư 1 tháng 1 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược
Bắc Hàn dọa nối lại việc thử hạt nhân và tên lửa xuyên lục địa

BBC News
1/1/2020


Nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un nói ông chấm dứt việc tạm ngưng các vụ thử hạt nhân và thử tên lửa tầm xa vốn được áp dụng trong thời gian đàm phán với Hoa Kỳ.
Ông Kim cũng nói nước ông sẽ sớm đưa ra "một loại vũ khí chiến lược mới".
Tuy nhiên, ông để ngỏ cánh cửa đối thoại, và nói phạm vi thử sẽ tùy thuộc vào "thái độ" của Mỹ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét