Thứ Tư, 8 tháng 1, 2020

Bản tin ngày Thứ tư 8 tháng 1 năm 2020


Tưởng niệm Trần Văn Bá và chiến hữu của anh

Bottom of Form
Lý Ngọc Cương ( Melbourne )
 

Thắm thoát mà đã 35 năm từ khi Anh Trần Văn Bá bị nhà cầm quyền man rợ CSVN hành quyết ngày 8.1.1985. Bởi đồng ý “ khóc là một nhu cầu cần thiết làm cho đời sống bớt tầm thường “ nên tôi xin ghi lại những cảm xúc của một số người đã viết về Anh Trần Văn Bá để, một lần nữa, chúng ta nhớ Anh, tiếc thương Anh, khóc Anh.

... Vì nghĩ rằng cuộc Cách Mạng chỉ có thể phát xuất từ dân chúng trong nước do anh em kháng chiến tại quê nhà chủ động nên từnăm 1979, Anh đã tham gia “Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam” và đã trở thành một trong những vị lãnh đạo của Mặt Trận nầy.

Vào ngày 6.6.1980, Anh qua Thái Lan, lặn lội qua Campuchia và xâm nhập Việt Nam nhiều lần. Từ nội địa, Anh viết lời thư rất cảm động gởi về cho bạn bè sanh viên ởParis :”….Phần tôi cũng bình thản thôi, cực thì có, nhưng tôi vẫn trọn vẹn với con người của tôi, với quê hương nghèo đói.Con đường tôi chọn rất chông gai, nhưng dù sao tôi cũng phải đi tới cùng…”

 Nhớ về Trần văn Bá
Trần Văn Bá (14 tháng 5 năm 1945 — 8 tháng 1 năm 1985) là người đã cùng Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh tổ chức đưa biệt kích cùng khối lượng lớn vũ khí và tiền giả vào Việt Nam với kế hoạch lật đổ chính quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trần Văn Bá bị lực lượng công an bắt giữ trong Kế hoạch CM-12 khi đang xâm nhập vào Việt Nam bằng đường biển và bị tòa án Việt Nam kết án tử hình năm 1985 vì tội phản quốc. Ông được Sáng hội Tượng đài Nạn nhân Chủ nghĩa Cộng sản tại Mỹ truy tặng huy chương Tự Do Truman - Reagan năm 2007. 
Cơ hội và rủi ro cho Việt Nam 2020

Nguyễn Xuân Nghĩa
2020-01-07 


Năm qua, kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng khả quan nhất khu vực Đông Nam Á, năm nay, Việt Nam sẽ có những triển vọng gì và có thể gặp rủi ro ra sao? Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu chuyện này với chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa, tư vấn kinh tế của đài Á Châu Tự Do.

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, chúng ta vừa bước qua năm dương lịch 2020 và chuẩn bị mừng Xuân Canh Tý, vì vậy, trong một chương trình đầu năm, Nguyên Lam xin đề nghị ông phân tích triển vọng kinh tế của Việt Nam vào năm nay và đồng thời cảnh báo về những rủi ro mà Việt Nam có thể gặp…

Triển vọng

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - So với các nền kinh tế tương tự tại khu vực Đông Nam Á, như Malaysia, Indonesia, Thái Lan hay Philippines, thì năm qua, tình hình kinh tế của Việt Nam có vẻ khả quan hơn cả, với đà tăng trưởng có thể là 6,8% khi các nước kia không được như vậy. Kinh tế xứ này cũng đang hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu qua Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương, thường được gọi tắt là TPP, với 10 nước khác và qua Hiệp định Tự do Thương mại với Liên Âu.

Nguyễn Hữu Thiện: Nhiệt điện than và nguy cơ với thủy sản 

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2020


Thủy sản di cư 

Vùng thủy sản quốc gia ở ĐBSCL có đặc điểm gì nổi trội cần chú ý, thưa ông? 
Vùng thủy sản ĐBSCL quan trọng nhất là lưu vực các cửa sông đổ ra biển, gồm lưu vực sông và cả diện tích biển gần bờ vì đó là nơi sinh sống của nhiều loài thủy sản. 
Bởi vì các loài thủy sản luôn di chuyển và sự di chuyển của thủy sản giữa sông với biển được xếp thành ba loại: Anadromous là các loài thủy sản sống phần lớn thời gian ở biển nhưng phải đi vào nước ngọt để sinh sản; Catadromous là các loài ngược lại, sống ở nước ngọt nhưng ra biển sinh sản; Potamodromous sống hoàn toàn trong nước ngọt nhưng phải di cư, thường là đường dài, trong hệ thống sông để sinh sản, tìm mồi, sinh sống. 

Lê Hồng Hiệp - Thế khó của Việt Nam trước các đập thủy điện trên sông Mê Kông của Lào 

Thanh Hà
8.1.20


Vào ngày 4 tháng 1 năm 2020, trong kỳ họp lần thứ 42 của Ủy ban Liên Chính phủ Việt – Lào, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) đã ký năm hợp đồng mua từ tập đoàn Phongsubthavy và tập đoàn Chealun Sekong của Lào 1,5 tỷ kWh điện mỗi năm trong hai năm, bắt đầu từ năm 2021. Thỏa thuận này, trong khi minh họa cho tầm nhìn của chính phủ Lào về việc biến đất nước này thành “bình ắc quy của Đông Nam Á”, cũng đồng thời cho thấy những thách thức về an ninh năng lượng cũng như thế lưỡng nan của Việt Nam trong việc đối phó với kế hoạch xây dựng hàng loạt các đập thủy điện trên sông Mê Kông của Lào.

Sử gia Nguyễn Thế Anh với Việt học quốc tế

Trong hệ thống hành chính giáo dục Pháp quốc, sử gia Nguyễn Thế Anh được vinh danh là Giáo sư ưu tú (Directeur d’études émérite) của Trường Cao học thực hành (EPHE), một cơ sở nghiên cứu uy tín của Pháp về khoa học cuộc sống-trái đất, khoa học lịch sử-ngữ văn và khoa học về các tôn giáo. Trong đội ngũ chuyên gia Việt sử và lịch sử Á Đông, ông được tin tưởng là sử gia hàng đầu. Có thể xác thực điều này ở nhiều nhà sử học đương thời như Philippe Papin (Pháp), Keith Weller Taylor, Olga Dror (Mỹ)…

Những tỷ phú trở về từ Liên Xô cũ
08/01/2020
Uyên Phương biên dịch
(VNTB) – Theo nhà báo Atsushi Tomiyama, phó tổng biên tập Nikkei thì Liên Xô cũ sống nhờ vào các công ty của người Việt.
Những công ty kinh doanh này là tiền thân của các tập đoàn kinh tế thuộc quyền sở hữu của những tỷ phú đô la người Việt như Phạm Nhật Vượng, Nguyễn Thị Phương Thảo, hay ông chủ của các tập đoàn khét tiếng khác FL của Trịnh Văn Quyết, Sun Group của Đặng Minh Trường, Tập đoàn BRG của bà Nguyễn Thị Nga.
Những ông bà chủ của các tập đoàn này đã kết nối với nhau từ khi còn ở Nga trước khi “khởi nghiệp” kinh doanh bất động sản ở Việt Nam.
Phạm Nhật Vượng, Nguyễn Thị Phương Thảo, Đặng Minh Trường đều là những người đã từ học ở Nga về. Ngoài ra Đặng Minh Trường còn từng làm việc cho một công ty cung cấp thiết bị khử nước của Phạm Nhật Vượng ở Ukraine. Bà Nguyễn Thị Nga được cho cũng đã từng đi du học ở Đông Đức.
Điểm tin báo ngày Thứ tư 8 tháng 1 năm 2020


Tổng thống Indonesia: 'Không có chuyện đàm phán chủ quyền với TQ'
BBC News
8/1/2020
Tổng thống Indonesia hôm thứ Tư tới thăm một hòn đảo nằm trong vùng biển đang có tranh cãi với Trung Quốc, nhằm xác quyết chủ quyền của Indonesia.
Ông Widodo nói với các phóng viên trên đảo Natuna Besar thuộc Quần đảo Natuna rằng vùng biển này hoàn toàn thuộc về Indonesia, và đây là điều không thể đàm phán.
"Tôi đã nói nhiều lần rằng Natuna là lãnh thổ thuộc chủ quyền của chúng tôi," ông Widodo nói.
Điểm tin thế giới ngày Thứ tư 8 tháng 1 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét