Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2019

Bản tin ngày Thứ bảy 12 tháng 1 năm 2019


Tú Cầu - Vài suy nghĩ về chủ trương "nhà nước kiến tạo" của GS. Nguyễn Sĩ Dũng

Thanh Hà
12.1.19


Trong buổi hội thảo cuối năm của Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS), diễn ra hôm 28/12/2018 tại Hà Nội, giáo sư Nguyễn Sĩ Dũng đã có một bài thuyết trình mang tên "Cải cách thể chế và khu vực công 2018" [1]. Trong bài, ông Dũng đã đặt hy vọng vào phương án "hợp nhất chức danh Chủ tịch nước và Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam", đồng thời trình bày chủ trương "nhà nước kiến tạo và phát triển".

Dương Quốc Chính - Đằng sau vụ Lộc Hưng và lý do khiến phía công giáo im lặng 

Thanh Hà
12.1.19


Việc “mượn” đất sau năm 54 ở HN và sau 75 ở SG là cực kỳ phổ biến. Năm 54 ở HN, sau khi Việt Minh tiếp quản với lượng cán bộ khổng lồ đổ về thì đương nhiên bài toán nhà ở là chuyện lớn. Với các nhà ở của người Pháp và dân di cư bỏ lại nhà thì đương nhiên sung công, rồi phân cho cán bộ và các công sở, sứ quán. Nhà của các lãnh đạo đảng và NN nước như các ông Giáp, Duẩn, Đồng, Chinh…là nhưng biệt thự lớn của quan chức thực dân. Nhiều biệt thự bỏ lại bị chia 5 xẻ 7 như nhà tập thể cho 5-7 gia đình cán bộ. Điều đó tương đối hợp tự nhiên khi thay đổi chế độ.

Bàn về Quốc học (bài báo của Phạm Quỳnh năm 1931) 

Nghiệp đoàn sinh viên


Cái học của Đông phương vẫn có cái bổn chất phong phú, cái tinh thần thâm trầm thật, nhưng chính là thiếu mất cái quan niệm về khách quan, không quen biết sự đích xác là gì. Nay há lại không thể đem cái hình thức của khoa học Tây phương mà ứng dụng về nội dung của học thuật Đông phương được dư?

(Lời của một nhà phê bình Pháp)
*
Nước Nam ta có một nền quốc học chân chính không?

Câu hỏi đó gần đây đã làm đầu đề cho một cuộc tranh luận rất thú vị. Ông Lê Dư trong báo Đông tây ở Hà Nội thì quyết rằng có, ông Phan Khôi trong báo Phụ nữ ở Sài Gòn thì quyết rằng không.

Quốc học không phải là một vật có thể giấu diếm đi được, hay là cần phải tìm tòi mới ra. Nếu quả có thật thì nó sờ sờ rõ rệt ra đó, ai còn chối được, mà phải đến người nọ nói có, người kia nói không! Sở dĩ phải khởi ra câu hỏi đó, đủ biết rằng nếu nước ta đã từng có một nền quốc học, thì cái quốc học ấy cũng là nhỏ nhen eo hẹp, không có gì đủ đem khoe với thiên hạ.

Công nghiệp mấy chấm cũng có mặt trái

12/01/2019
Nguyễn Vạn Phú


Cách đây mười lăm, hai chục năm, mọi người hăm hở nói về toàn cầu hóa, về thế giới phẳng tương tự như sự hăm hở chúng ta đang chứng kiến chung quanh khái niệm cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nếu như mặt trái của toàn cầu hóa đã được xác định rõ, mặt trái của công nghiệp 4.0 lại chưa được nhắc đến hoặc bị chìm lấp trong sự hứng khởi mà khái niệm này đem lại.

Kinh tế toàn cầu chỉ còn lại vài tay chơi khổng lồ

Điểm tin báo ngày Thứ bảy 12 tháng 1 năm 2019


BỨC TƯỜNG: BIỂU TƯỢNG CỦA CHÍNH KHÁCH GIẢ DỐI VÀ CỬ TRI U MÊ 

Vũ Linh
Saturday, January 12, 2019


Tường biên giới Mỹ-Mễ đang là đề tài thời sự nóng hổi.

Một độc giả gửi góp ý đến DĐTC, viết “Tới giờ tôi vẫn đợi một lập luận vững chắc chống lại việc xây tường biên giới”. Vị độc giả đó sẽ có quyền chờ tới Tết Congo, vì thực tế, chẳng ai có một lập luận nào nghiêm chỉnh bác bỏ việc xây bức tường biên giới hết. Đó không phải là ý kiến của kẻ này đâu, mà là quan điểm của ông Mark Morgan, cựu chỉ huy trưởng lực lượng biên phòng Mỹ của TT Obama. Ông này nói “Tôi không thể nghĩ ra một lập luận chính đáng nào có thể dùng để không hậu thuẫn việc xây tường như là biện pháp hữu hiệu bảo vệ biên giới”.

Huyền thoại về siêu cường Trung Quốc 

J.R. Dunn
Nguồn: Americanthinker
Phạm Nguyên Trường dịch
January 12, 2019


Thời Chiến tranh Lạnh người ta nói nhiều về sức mạnh vĩ đại của Liên Xô. Người ta bảo chúng ta rằng Liên Xô là siêu cường ngang hàng với Mỹ, thậm chí có thể còn hơn Mỹ. Biểu tượng này được cánh tả, tức là những muốn Liên Xô chiến thắng và những người theo chủ nghĩa hòa bình - hy vọng ngăn chặn chiến tranh trước khi nó có thể bắt đầu - truyền bá, và được đoàn quân khổng lồ những người theo phái tự do lặp lại vì họ nghe thấy hai nhóm người kia nói như thế. (Phần lớn chủ nghĩa tự do có thể được giải thích theo cách này. Đấy là ý thức hệ “Tôi nghe người ta nói thế”).

MỘT BÀI PHÁT BIỂU CỦA NHÀ KINH TẾ CAO CẤP TRUNG QUỐC ÔNG XIANG SONGZUO VỀ NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC HIỆN TẠI 

Tran Hung
Thesaigonpost
Thứ Năm, tháng 1 10, 2019


Trung Quốc có thể đang trải nghiệm tăng trưởng GDP âm, nhà kinh tế cao cấp cho biết

Trong một bài phát biểu vào ngày 15 tháng 12, Đại học Renmin, ông Xiang Xiangzuo, cảnh báo rằng các điều kiện thị trường chứng khoán Trung Quốc giống như trong cuộc sụp đổ ở Phố Wall năm 1929

Trước thềm kỷ niệm 40 năm đánh dấu sự khởi đầu của thời kỳ cải cách kinh tế của chế độ Trung Quốc, đất nước này đang phải gánh chịu suy thoái kinh tế giữa cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét