Thứ Tư, 23 tháng 1, 2019

Bản tin ngày Thứ tư 23 tháng 1 năm 2019



Tưởng Năng Tiến – Chiều Tảo Mộ

https://drive.google.com/open?id=0B7vxHAQlq7jzYk9hNzVxanNLX0RiRGkxYzlIR1JtWllqUlBN

Ai liều tảo mộ chiều nay

Mà hương tảo mộ bay đầy hoàng hôn

Phùng Cung



FB Từ Đức Minh cho biết thêm: “Với bản chất thú tính, bất chấp luân lý và tình người . Người Cộng Sản không cần biết thế nào là nghĩa tử, nghĩa tận . Họ chủ động giáo dục cho đám con trẻ gọi mộ người lính Việt Nam Cộng Hòa là ‘mả ngụy’, ‘mả giặc’. Người ta canh tác rau trên mộ, tưới nước phân dơ bẩn, thả trâu bò lội giẫm đạp lên mộ. Khốn nạn hơn nữa , họ cho người đào giữa ngôi mộ và trồng lên đó những cây to. Mấy năm sau cây lớn làm xập mộ…

Người đang sống ở Lộc Hưng mà họ còn ủi cho xập nhà, xập cửa thì xá gì đến chuyện mộ bia ở Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà!

Tại sao họ khởi kiện?

Thùy Trâm

23.1.19

https://www.baoquocdan.org/2019/01/tai-sao-ho-khoi-kien.html

Chỉ trong vài ngày hàng trăm con người Vườn rau Lộc Hưng đang sống yên lành mặc dù trong nghèo khó, bỗng dưng mất tất cả những gì hiếm hoi còn sót lại trong đời để gia nhập vào đội quân không nhà và có khả năng trở thành ăn mày không lâu lắm.

Lãnh đạo và cầm quyền

Thanh Hà

23.1.19

https://www.baoquocdan.org/2019/01/lanh-ao-va-cam-quyen.html

Trong những năm học tập và làm việc ở nước ngoài, một trong những điều tôi luôn lưu ý tìm hiểu là: Vì sao họ lại phát triển, còn mình thì không?

Tôi nhận ra rằng, thoạt nhìn thì câu trả lời có thể là do thể chế, hoặc do văn hóa, hoặc do những đặc thù về vị trí địa lý. Nhưng khi suy nghĩ kỹ hơn thì thấy rằng, phía sau tất cả các yếu tố này, bao giờ cũng thấp thoáng hình bóng của nhà lãnh đạo xuất sắc. Có thể nhà lãnh đạo chính là người tạo ra các yếu tố này, hoặc chính là người đã khai thác hiệu quả các yếu tố này, để dẫn dắt sự phát triển của dân tộc họ.

Điều trần Định kỳ về Nhân quyền: Quốc tế nói gà, Việt Nam cãi vịt

Thanh Hà

23.1.19

https://www.baoquocdan.org/2019/01/ieu-tran-inh-ky-ve-nhan-quyen-quoc-te.html

Tự do lập hội và tự do biểu tình, công đoàn độc lập theo quy ước ILO cũng được Bỉ, Canada, Hoà lan đề cập đến. Trong khi Bỉ và Pháp yêu cầu thông qua cả ba điều 87, 98 và 105 của công ước ILO thì Hoà Lan đã thẳng thừng yêu cầu Việt Nam phải thông qua điều 87 ILO trong vòng một năm.

Hỏi và Đáp về Phong trào Dân chủ (bài 14)

nguyenvubinh

Thứ Ba, 01/22/2019 - 09:04

https://drive.google.com/open?id=0B7vxHAQlq7jzYTBVUm41V0xHWXJyaldYTHBUX3R2UkpubmhN

Câu hỏi: Xin cho biết nhận định về vấn đề tổ chức, về ý nghĩa và tầm quan trọng?

Trả lời: Ý nghĩa thông thường thì tổ chức, hay đấu tranh có tổ chức bao giờ cũng cần thiết. Đấu tranh có tổ chức hiệu quả là cấp số nhân so với đấu tranh cá nhân, đơn lẻ. Chính vì vậy, yêu cầu thường trực của người đấu tranh, của Phong trào Dân chủ là cần có tổ chức để hoạt động, để đấu tranh.

Người bán hàng ở Việt Nam không thể sống thiếu Facebook

Việt Hưng

https://drive.google.com/open?id=0B7vxHAQlq7jzSWVselFKNEc4VlNqaWF4aGZSdzAzcjNWRWtF

TheLEADERMột khảo sát gần đây trên 5.000 cửa hàng (shop) cho thấy, trung bình mỗi cửa hàng đã chi 75 triệu đồng/năm cho quảng cáo Facebook.

Theo kết quả khảo sát về tình hình kinh doanh năm 2018 vừa được thực hiện bởi nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh Sapo trên 5.000 cửa hàng, gần 36% cửa hàng chia sẻ kết quả kinh doanh 2018 không có sự tăng trưởng, chỉ dừng lại ở mức bằng năm ngoái và tệ hơn năm ngoái.

Việt Nam là địa điểm đầu tư điện than hàng đầu của Trung Quốc

Hương Vũ

https://drive.google.com/open?id=0B7vxHAQlq7jzSDZaWEtMcWdoSS1xMy03d2xXZHJoaU9KRHp3

TheLEADERViệt Nam xếp thứ hai về công suất điện than được tài trợ từ Trung Quốc và xếp thứ tư về tổng giá trị với 3,6 tỷ USD.

Theo báo cáo “Trung Quốc ở ngã tư đường: Hỗ trợ liên tục cho điện than làm suy yếu vai trò lãnh đạo năng lượng sạch của Trung Quốc” mới đây của Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính (IEEFA), Trung Quốc là nhà tài trợ cho hơn một phần tư (102GW) trong tổng sống 399GW công suất nhiệt điện than hiện đang được phát triển bên ngoài nước này.

Mục sư Martin Luther King và phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam

23/01/2019

Theo FB Duong Tu

https://drive.google.com/open?id=0B7vxHAQlq7jzVFNLajdqQ1dSOEViQ1diaHR1dXQybXhUd1FV

Không chỉ là lãnh tụ phong trào đấu tranh đòi quyền dân sự của người da đen, mục sư Martin Luther King còn là người phản đối mạnh mẽ chiến tranh Việt Nam.

Trong lần đầu tiên công khai phản chiến khi trả lời báo chí sau buổi nói chuyện tại Đại học Howard vào tháng 3 năm 1965, King xác quyết rằng cuộc chiến tại Việt Nam “không mang lại điều gì cả”, “hàng triệu đô la đã được chi ra mỗi ngày để duy trì sự hiện diện của quân đội Mỹ tại miền Nam Việt Nam trong khi đất nước của chúng ta lại không thể bảo vệ quyền của những người da đen ở Selma [thành phố miền Nam bang Alabama, nơi đang diễn ra các cuộc biểu tình đòi quyền bầu cử của người da đen]” và kêu gọi đàm phán để chấm dứt chiến tranh.

Điểm tin báo ngày Thứ tư 23 tháng 1 năm 2019

https://drive.google.com/open?id=0B7vxHAQlq7jzVms3MkVIZHBwVGQzVk5WOHROV1NRTTFpeEJV

Lợi thế của Việt Nam để đón thượng đỉnh Kim-Trump ?

Thứ Tư, 23 tháng Giêng năm 2019 03:18

Tác Giả: Thanh Hà

https://drive.google.com/open?id=0B7vxHAQlq7jzZ2lkMFJuR0NZOV9CMnZtV2JBVk1qNFAxaW53

Chưa biết có được chọn tổ chức thượng đỉnh Mỹ- Bắc Triều Tiên lần thứ nhì hay không, nhưng Việt Nam có nhiều ưu điểm trong mắt của cả Washington, Bình Nhưỡng lẫn Seoul.

Trên đây là nội dung bài báo "Vì sao Việt Nam có thể là nơi diễn ra thượng đỉnh Trump - Kim ? " của Mike Ives đăng trên trang mạng báo New York Times, ngày 21/01/2019.

Việt Nam và chiến lược Đại Á-Âu của Liên bang Nga



23/01/2019

The Observer

Tác giả: Đinh Lê Hồng Giang

https://drive.google.com/open?id=0B7vxHAQlq7jzZ0I3RTJINVpJYnNwYldJVGtWYS1kRlltRm5J

Quan hệ Nga-Việt đang ở giai đoạn nồng ấm nhất kể từ sau sự sụp đổ của Liên Xô. Trong các thông cáo báo chí, lãnh đạo cấp cao hai nước thường xuyên nhấn mạnh về tình hữu nghị truyền thống tốt đẹp và bày tỏ mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ song phương. Năm 2019 đánh dấu các sự kiện quan trọng trong lịch sử bang giao hai nước: kỷ niệm 25 năm ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị Nga-Việt (1994-2019) và 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1950-2020). Đồng thời, năm nay cũng được ấn định là “năm chéo”, năm Nga tại Việt Nam và năm Việt Nam tại Nga.

Việt Nam là một trong số ít đối tác chiến lược toàn diện của Nga ở khu vực Á-Âu. Việc phát triển quan hệ Nga-Việt đóng vai trò như thế nào trong chiến lược xoay trục về phía Đông của Liên bang Nga hiện nay?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét