Thứ Hai, 21 tháng 1, 2019

Bản tin ngày Thứ hai 21 tháng 1 năm 2019


Trần Gia Phụng : Ý nghĩa lịch sử trận hải chiến Hoàng Sa.


Sự hy sinh của Ngụy Văn Thà và đồng đội trong trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19-01-1974 là thiên anh hùng ca bất tử, mãi mãi vang vọng như nhạc hồn đất nước trong lịch sử hào hùng bất khuất của dân tộc Việt Nam. — Trần Gia Phụng

Trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19-01-1974, đã được nói và viết đến nhiều. Nhân kỷ niệm 35 năm xảy ra trận hải chiến nầy, ở đây chỉ xin ôn lại vài ý nghĩa lịch sử của trận chiến anh dũng của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa.

Rất nhiều Nghiệp đoàn Nội khởi được thành lập tại Việt Nam. Báo chí Đảng hung hăng cảnh cáo nhằm dập tắt phong trào

décembre 13, 2018


Un certain nombre de syndicats indépendants vietnamiens 

Thế hệ trẻ tại Việt Nam đang nổi dậy tranh đấu
Phong trào Sinh viên đang dấy lên 

Rất nhiều Nghiệp đoàn Lao động Nội khởi được thành lập làm chính quyền CSVN rất lo lắng

Báo chí Đảng cảnh cáo mạnh mẽ

Báo Dân Luận24h cơ quan tuyên truyền của Đảng CSVN vừa viết một bài rất hung hăng có tính cách đe dọa các Nghiệp đoàn và nhắm vào “Nghiệp đoàn Sinh viên Việt Nam ” (Vietnam Students Union Hội Sinh viên Nhân quyền Việt Nam) và “Nghiệp đoàn Báo chí Việt Nam” với tựa đề :

Cảnh báo: “ Vietnam Student Union – Hội sinh viên nhân quyền Việt Nam” đang âm mưu tổ chức hoạt động chống phá mới!

Cướp không phải là từ đểu

Dương Tự Lập
21-1-2019


(Vỡ òa tóe loe mừng ngày đẻ đảng mùng 3/2, thượng thọ 89, không tính tuổi mụ)

Vũ “lùn” là biệt danh. Chính gốc người Hà Nội, Vũ bên trung đội bốn, khí tài pháo cao xạ 57 đơn vị tôi, hắn tốt bụng nhưng có kiểu nói đểu đểu thế nào ấy mà ngẫm ra lại rất có lý. Vũ đố ai chuyện gì thì bao giờ người được đố cũng bị thua, kiểu gì cũng thua, thế mới tài.

…Đến lúc ấy Vũ ta mới kênh mông nhấc đít rút tờ báo Nhân Dân dưới chiếu đứng dậy đọc to: “Nhân Dân. Cơ quan Trung ương của đảng cộng sản Việt Nam. Tiếng nói của đảng… Số đặc biệt kỷ niệm 33 năm ngày thành lập nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, tiền thân là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa”. Giở trang sau Vũ đọc rành rọt: “Giá 5 xu. In tại nhà in báo Nhân Dân, 48 Tràng Tiền, Hà Nội”.

Giơ lên cho tất cả mọi người xem trang đầu bức ảnh đám đông đoàn người đi cướp chính quyền trèo rào lao vào Bắc Bộ phủ, trong bài viết “Hà Nội Cùng Cả Nước Cướp Chính Quyền”.

Lúc này hắn e hèm, giọng đọc đểu đểu, khoan nhặt, ra bộ tử tế trên cái mặt ngây ngô… “Ngày 19 tháng 8 năm 1945, tại Phủ Khâm sai, Hà Nội, dưới sự lãnh đạo của đảng, nhân dân nhất tề đứng dậy cướp… Đồng chí Trần Duy Hưng Chủ tịch Ủy ban Hành chính đầu tiên của Hà Nội lên đọc diễn văn nêu rõ ý nghĩa của việc cướp… Muộn hơn, ngày 23 tháng 8 tại sân vận động Huế hàng vạn nhân dân Thừa Thiên Huế dưới sự lãnh đạo của đảng cướp… Đồng chí Tố Hữu đọc diễn văn nêu rõ tầm vóc ý nghĩa của việc cướp chính quyền… Ngày 25 tháng 8 nhân dân Sài Gòn và cả miền Nam dưới sự lãnh đạo tài tình của đảng đứng lên cướp chính quyền…” Cứ mỗi lần đọc đến từ “cướp” hắn gào to nghe rất đểu. Để tay thõng tờ báo đảng xuống, ngẩng mặt kiêu hãnh, Vũ nói rành mạch như đài Tiếng nói Việt Nam:

Chết vì sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật

Thanh Hà
21.1.19


Những gì đang diễn ra ở Lộc Hưng như là kiểu một đất nước không có pháp luật. Hàng trăm hộ dân đang sống hợp pháp trên mảnh đất của mình, chỉ qua một ngày đêm, họ đã bị biến thành dân du mục.

Chính sách "ba không" và sự diễn giải mềm dẻo từ Hà Nội?

Thanh Hà
21.1.19


Việt Nam nổi tiếng với chính sách ba không, nhưng có vẻ Hà Nội đã linh hoạt trong việc diễn giải, theo The Diplomat.


Mỹ - Trung căng thẳng về tự do hàng hải ở Biển Đông đã gây ra áp lực cho các quốc gia khác, đặc biệt là đối với các nước Đông Nam Á trong lựa chọn phe.

Cạnh tranh kiểu Mỹ- Cạnh tranh kiểu Trung Quốc

Ngày: 24 / 11 / 2017 

Khu Vườn Của Alan

- TS. Alan Phan – 42 năm làm ăn tại Mỹ và Trung Quốc –


Trong cuốn sách “42 năm làm ăn tại Mỹ và Trung Quốc” Tiến sĩ Alan Phan có đề cập về cách thức cạnh tranh trong làm ăn của các doanh nhân ở hai thị trường lớn Mỹ và Trung Quốc với những phân tích rất sâu sắc và thú vị. Chúng tôi xin lần lượt trích đăng lại để cộng đồng bạn của Alan (BCAs) theo dõi.

Có thể nói, tất cả những yếu thế về cạnh tranh của Trung Quốc lại chính là lợi thế của Mỹ. Về thị trường, sản phẩm của Mỹ gần như có mặt khắp thế giới. Với tư duy tôn trọng và hết lòng phục vụ khách hàng, Mỹ đã tạo nên một niềm tin nơi thị trường và thúc đẩy sức sáng tạo trong sản xuất.

Điểm tin báo ngày Thứ hai 21 tháng 1 năm 2019


Donald Trump và những dấu ấn sau hai năm cầm quyền

20/01/2019
Lê Hằng


Bước vào Nhà Trắng với cam kết thay đổi bộ mặt nền chính trị Mỹ, chuyển giao lại quyền lực cho người dân và theo đuổi chính sách “America first” (“Nước Mỹ trên hết”), sau hai năm lãnh đạo, Tổng thống Donald Trump không chỉ đang thay đổi nước Mỹ mà còn thay đổi thế giới với nhiều quyết định và chính sách bất ngờ, gây tranh cãi và mang đậm dấu ấn cá nhân.

PHỎNG VẤN TRUMP CUỐI TUẦN VỀ SỐ PHẬN CỦA SONG CỘNG 

Thesaigonpost 

Chủ Nhật, tháng 1 20, 2019
Tran Hung


Trước hàng loạt tin tức trên truyền thông xoay quanh chủ đề Mỹ - Trung cộng - Hàn cộng - Việt cộng - Nga,... mà trọng tâm quyết định vẫn là Donald Trump, để góp vui thư giãn cuối tuần, xin làm cuộc tự phỏng vấn nghe chơi. 

Một nửa sự thật khác về 2 quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Nhật Bản sẽ khiến bạn bất ngờ

21/01/2019 


Người Tây phương có câu ngạn ngữ rất hay rằng: “Một nửa ổ bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật không phải là sự thật”. Và nếu nói như cố Tổng thống Mỹ Benjamin Franklin thì, một nửa sự thật chính là điều dối trá to lớn.

Thái Lan: Dịch chuyển giữa Hoa Kỳ và một Trung Quốc trỗi dậy

20/01/2019
The Observer


Thailand: Shifting Ground between the US and a Rising China. Tác giả: Benjamin Zawacki. London: ZED Books, 2017. Bìa mềm: 370 trang.

Pongphisoot Busbarat là Nghiên cứu viên Khách mời tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yussof Ishak Institute), Singapore.

Nguồn bài điểm sách bằng tiếng Anh: Contemporary Southeast Asia, Vol. 40, No.1 (2018), pp. 166-69.

Trong cuốn Thái Lan: Dịch chuyển giữa Hoa Kỳ và một Trung Quốc Trỗi dậy, Benjamin Zawacki đã có đóng góp quan trọng cho nghiên cứu về quan hệ đối ngoại của Thái Lan. Tác giả đã đưa ra một quan điểm đi ngược lại với quan niệm truyền thống: đặc điểm chính của ngoại giao Thái Lan là giữ vị trí cân bằng giữa các cường quốc để không phải chọn phe. Thay vào đó, Zawacki cho rằng kể từ khi Thế chiến II kết thúc, Thái Lan đã chọn phe: Hoa Kỳ trong Chiến tranh Lạnh, và Trung Quốc kể từ khi bước sang thế kỉ 21.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét