Thứ Hai, 28 tháng 1, 2019

Bản tin ngày Thứ hai 28 tháng 1 năm 2019


Thư chúc Tết của tiến sĩ Chu Hảo

Thanh Hà

28.1.19

                            

Bauxite Việt Nam: Một năm qua, 2018, trên đất nước chúng ta diễn ra không ít sự kiện nóng bỏng. Sự kiện nổi bật nhất, có thể coi là tâm điểm, là cuộc biểu tình lớn vào ngày 10-6 phản đối dự án Luật Đặc khu tệ hại do Đảng CS rắp tâm đưa ra Quốc hội thông qua mà hậu quả ai cũng thừa biết là mở ra những cánh cửa toang hoác nhằm mời lũ sói Tàu thò bàn chân lông lá và cái mõm tham của chúng sục vào những cứ địa hiểm yếu thuộc hai địa đầu Bắc, Nam và cả nơi khúc ruột miền Trung Việt Nam. Cuộc biểu tình tự động của hàng trăm ngàn dân chúng ở khắp ba miền không hề có lời kêu gọi của một lực lượng nào mà cùng nổi dậy đồng loạt chứng tỏ sức sống mãnh liệt của 90 triệu con dân Lạc Hồng lúc nào cũng ấp ủ trong tim lòng yêu nước sâu nặng, hễ có thời cơ là bùng phát, tuy có bị đàn áp không nương tay nhưng cũng đã tạm thời chặn được mưu đồ nham hiểm của phường bán nước. Đó là một thắng lợi lớn đến không ngờ.

THỰC SỰ ĐAU LÒNG, THƯA THỦ TƯỚNG!
(Cafe đắng đầu tuần)
FB Mai Quốc Ấn
28-1-2019
Tôi đã có trong tay kết quả kiểm định đồng vị phóng xạ, kết quả thôi nhiễm từ mẫu tro xỉ Vĩnh Tân đem đi làm gạch không nung. Kết quả là có đồng vị phóng xạ nhưng trong mức an toàn, thôi nhiễm cũng ở mức an toàn. Các mẫu này căn cứ vào tiêu chuẩn của Úc.
…Ở Venezuela, có câu “Họ có thể cắt đi một bông hoa, nhưng không bao giờ ngăn được mùa xuân đến”.Tại đất nước mình, có những kẻ muốn hợp thức hoá ô nhiễm nhưng chắc chắn không thể chặn được hậu quả từ bệnh tật do ô nhiễm tích tụ bùng phát. Năm 2000 có 68.000 ca ung thư, năm 2018 có 300.000 ca ung thư. Ung thư đã “lãi ròng” hơn 340%. Tốc độ này sẽ ra kết quả bao nhiêu ca ung thư năm 2030, không biết đã có ai báo cáo Thủ tướng chưa?
Nhìn số liệu người chết mỗi ngày năm 2018, tại nơi chiến tranh khốc liệt nhất là Syria (144) và nhìn số liệu người chết vì ung thư tại Việt Nam sau mỗi 24 giờ (315).
Thực sự đau lòng, thưa Thủ tướng!

Phạm Chí Dũng - Dự trữ ngoại hối thực của Việt Nam còn bao nhiêu?

Thanh Hà
28.1.19


Hiện tượng lạ

Có một hiện tượng lạ là trong cả hai báo cáo phô trương thành tích kinh tế và hoạt động ngành ngân hàng năm 2018 của Thủ Tướng “Cờ Lờ Mờ Vờ” và Thống Đốc Lê Minh Hưng, đã không hề phát ra con số cụ thể nào về quỹ dự trữ ngoại hối, dù vào giữa năm 2018 quỹ này còn được khoa trương là đã đạt đến mức kỷ lục khoảng $63 tỷ.

Vậy thực chất quỹ dự trữ ngoại hối hiện thời là bao nhiêu? Hoặc còn lại bao nhiêu sau khi Chính Phủ và Ngân Hàng Nhà Nước đã phải dùng một phần của quỹ này để đảo nợ nước ngoài, trả nợ nước ngoài, tiêu xài cho ngân sách chi thường xuyên của một đội ngũ công chức viên chức mà có đến “30% không làm gì cả nhưng vẫn lãnh lương,” hoặc cho những nhu cầu khẩn thiết khác, kể cả chi phí quốc phòng mua vũ khí của Ấn Độ, Israel, Mỹ… để đối phó với nguy cơ Trung Quốc?

Tham vọng công nghiệp hóa của VN: Trường hợp Vingroup và ngành công nghiệp ô tô
Posted on 28/01/2019
The Observer
Giới thiệu
Tại Đại hội toàn quốc lần thứ 8 năm 1996, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước cơ bản công nghiệp hóa vào năm 2020. Tuy nhiên, vào tháng 4 năm 2016, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã thừa nhận rằng Việt Nam sẽ không thể đạt được mục tiêu đó. Tài liệu của Đại hội toàn quốc lần thứ 12 của ĐCSVN vào tháng 1 năm 2016 cũng thừa nhận thất bại này. Cụ thể, báo cáo chính trị của Đại hội đã thay thế mục tiêu “tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” của đại hội lần thứ 11 bằng mục tiêu “phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.” Việc thay đổi mục tiêu “2020” bằng từ “sớm” rất mơ hồ cho thấy Đảng có quan điểm thực tế hơn về tình trạng kinh tế cũng như triển vọng công nghiệp hóa của đất nước.
“Ngoan” chưa chắc là tốt!
Tháng Một 28, 2019
Biên tập viên Nghiệp đoàn sinh viên
Đừng chống cái không thể chống!
Chào PGS. TS Hoàng Dũng! Dưới góc độ một nhà nghiên cứu Ngôn ngữ, ông quan tâm thế nào đến ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay?
Tôi rất quan tâm. Năm trước, tôi có hướng dẫn một học viên cao học làm luận văn nghiên cứu về đề tài Ngôn ngữ chat của giới trẻ. Tôi cũng có viết một số bài, trả lời phỏng vấn của một số báo lớn về vấn đề này.
Càng ngày, giới trẻ càng cho ra đời nhiều cách diễn đạt mới lạ gọi là: ngôn ngữ tuổi teen, tiếng lóng, thành ngữ @. Có ý kiến cho rằng, người trẻ đang làm “mất đi sự trong sáng của tiếng Việt”. Ông nhìn nhận vấn đề này thế nào?
Điểm tin báo ngày Thứ hai 28 tháng 1 năm 2019


BẢN TUYÊN BỐ CỦA CAO ỦY ĐẠI DIỆN LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) VỀ TÌNH TRẠNG VENEZUELA



Những cuộc biểu tình lớn của người dân diễn ra trong những ngày qua đã gặp phải sự đàn áp một cách bừa bãi bởi nhà cầm quyền, dẫn đến cái chết tàn nhẫn cho một số người và nhiều người khác đã bị thương và bị bắt giữ.

Liên minh Châu Âu kiên quyết lên án những hành động này và bày tỏ sự chia buồn sâu xa đến với gia đình của những người đã bị thiệt mạng.

Liên minh Châu Âu lặp lại rằng cuộc bầu cử Tổng thống tháng 5 năm vừa qua tại Venezuela đã không có được tự do công bằng, không đáng tin cậy, thiếu chính danh dân chủ. Đất nước Venezuela cần khẩn cấp một chính phủ thật sự đại diện cho ý nguyện của người dân Venezuelan.

TỪ ĐỘC TÀI ĐẾN DÂN CHỦ VÀ SỐ PHẬN CỦA JUAN GUAIDO .



Trong các cuộc cách mạng từ độc tài sang dân chủ trên thế giới, bước đầu tiên là hình thành các đảng phái đối lập, bước  kế tiếp là hành trình xuống đường dai dẳng phản đối nhà cầm quyền, bất tuân  dân sự tạo ra lạm phát. Sau đó là đỉnh điểm của cách mạng nếu người dân dựa vào quân đội để tạo ra đảo chính hoặc cùng lắm quân đội bàng quan không bắn vào nhân dân để mặc tình trạng vô chính phủ hoặc can thiệp tạo ra chính quyền quân quản sau đó giao lại cho dân sự.

"Lá bài" Mỹ có thể tung ra trong cuộc khủng hoảng tại Venezuela
Thứ Hai 28/01/2019 - 16:14
Dân trí Mỹ có thể nhắm mục tiêu tới ngành công nghiệp dầu mỏ, vốn được xem là “huyết mạch” của nền kinh tế Venezuela, trong bối cảnh quốc gia Nam Mỹ đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.
Với mục đích thay đổi chính quyền của Tổng thống Nicolas Maduro, Mỹ đang tìm cách hạn chế khả năng của chính quyền đương nhiệm Venezuela trong việc duy trì ngân sách và điều hành đất nước. Một trong những cách thức mà Mỹ sử dụng là áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào các quan chức chính phủ, một số lĩnh vực trong nền kinh tế và hệ thống tiền mã hóa chính thức của Venezuela.

Ba kịch bản đàm phán thương mại Mỹ-Trung tuần này
Trong kịch bản tốt nhất, Trung Quốc sẽ tiến về phía bàn đàm phán với một gói cải cách kinh tế làm Mỹ hài lòng...
An Huy
28/01/2019
Tuần này, các quan chức cấp cao của Mỹ và Trung Quốc sẽ bước vào một vòng đàm phán thương mại có ý nghĩa quan trọng tại Washington nhằm tìm ra giải pháp cho cuộc chiến thương mại song phương căng thẳng.
Theo như những gì mà Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhất trí, hai bên sẽ cố gắng đạt một thỏa thuận thương mại trước ngày 2/3. Trong trường hợp không có thỏa thuận, Mỹ sẽ tăng thuế quan áp lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc lên 25% từ mức 10% hiện tại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét