Thứ Hai, 7 tháng 1, 2019

Bản tin ngày Thứ hai 7 tháng 1 năm 2019


Từ Lê Văn Tám đến Tô Vĩnh Diện, những ‘huyền thoại’ mị dân

Thùy Trâm
7.1.19


Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Hôm nay tôi đau buồn mà thú nhận rằng: cộng sản chỉ biết “tuyên truyền và dối trá. (Mikhail Gorbachev)


Ngày xưa khi chúng tôi đang ở trong Ban Biên Tập của Đài Phát Thanh Quân Đội VNCH, mỗi ngày làm việc, chúngtôi thường nhìn lên câu khẩu hiệu treo trên tường: “Có tin mới viết – Không tin thì đừng viết!” Tin đây là tin tưởng, tin sự thật, vì mỗi điều viết ra, mỗi lời nói, đến với người lính, người dân đều có tính cách thông tin, mà thông tin phải dựa trên sự thật. Vả lại người dân, người lính miền Nam, dù với những người ít học, nhưng hằng ngày được tiếp cận nhiều nguồn tin khác nhau, mắt thấy tai nghe, có trình độ hiểu biết và phán đoán, không thể nào lừa bịp được họ.

Giao thông hỗn loạn, tai nạn kinh hoàng phản ánh điều gì?


06/01/2019 

Cách đây đúng một năm, tại một buổi lễ trao giải báo chí viết về an toàn giao thông, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã phát biểu: “Có thể nói chúng ta sống trong thời bình nhưng số người chết và bị thương do tai nạn giao thông giống như những năm chiến tranh”.

Theo đánh giá của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, năm 2018 khép lại với hơn 8.200 người chết vì tai nạn giao thông và chỉ riêng 4 ngày nghỉ lễ đầu năm 2019, cũng đã có gần 120 người bị chết vì tai nạn giao thông, trong đó có một vụ đặc biệt nghiêm trọng tại Bến Lức.

Giao thông vẫn luôn là một chủ để nhức nhối, một món “đặc sản” không hề đáng tự hào của Việt Nam. Không biết thực hư ra sao, nhưng người Việt đã truyền tai nhau câu chuyện về khách du lịch nước ngoài kháo nhau rằng: “Nếu du lịch mạo hiểm là chưa đủ với bạn, hãy tham gia giao thông ở Việt Nam”.

Sự ra đời của Đại học Đông Dương qua lời kể của học giả người Pháp

Nghiệp Đoàn Sinh viên
Tháng 1-6-2019


Việt Nam qua kiến trúc thuộc địa (Vietnam à travers l’architecture coloniale) của tác giả Arnauld Le Brusq là một bức tranh toàn cảnh về các thành phố và kiến trúc các công trình ở Việt Nam trong những năm từ 1860 đến 1945. Trên hành trình khám phá các công trình từ Nam ra Bắc, công trình Đại học Đông Dương là điểm dừng chân lý tưởng để khám phá kiến trúc, công trình tiên phong của trường phái Kiến trúc Đông Dương do kiến trúc sư Ernest Hébrard thiết kế, một sự kết hợp thành công bước đầu giữa kiến trúc nói riêng, văn hoá phương Đông và phương Tây nói chung ở Hà Nội. Chúng tôi xin lược dịch phần viết về Đại học Đông Dương trong cuốn Việt Nam qua kiến trúc thuộc địa (Vietnam à travers l’architecture coloniale) của tác giả Arnauld Le Brusq và trân trọng giới thiệu tới bạn đọc.

Điểm tin báo ngày Thứ hai 7 tháng 1 năm 2019


TẬP CẬN BÌNH "LẠC NƯỚC" TRONG VÁN CỜ THẾ CỦA DONALD TRUMP 

Thesaigonpost
1/07/2019 


Trong bất kỳ thời đại nào, kinh tế luôn quyết định chính trị, việc Trump dùng vũ khí thuế quan để đánh vào Trung cộng cũng xuất phát từ nguyên lý này, tức muốn xóa sổ cnxh thì phải đánh sập thể chế chính trị của nó. Nhưng nếu đánh trực diện vào thể chế chính trị thì sẽ xảy ra xung đột quân sự, điều này là hạ sách. Vì vậy đánh gián tiếp vào thể chế chính trị thông qua việc đánh sập nền kinh tế của nó mới là giải pháp tối ưu. 

7 vấn đề quyết định thành bại đàm phán thương mại Mỹ-Trung


Vấn đề tài sản trí tuệ được xem là chìa khóa cho việc hai bên có thể đạt thỏa thuận thương mại hay không...
Vòng đàm phán thương mại Mỹ-Trung lần này diễn ra trong hai ngày 7-8/1 tại Bắc Kinh. 

An Huy
07/01/2019 

Ngày 7/1, các quan chức Mỹ và Trung Quốc sẽ ngồi vào bàn đàm phán thương mại tại Bắc Kinh, với hy vọng hai bên sẽ đạt một thỏa thuận trước khi thời hạn "đình chiến" kéo dài 90 ngày kết thúc vào đầu tháng 3.
Theo hãng tin Bloomberg, giới quan sát không kỳ vọng có sự đột phá trong vòng đàm phán này, vì đây chỉ là một cuộc gặp cấp thứ trưởng. 

CNN: Giông bão kéo đến với Trung Quốc vì quyết định tưởng có lợi mà gây hại này

Minh Khôi


06/01/2019 

Bắc Kinh phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ Mỹ trên một loạt các mặt trận, từ kinh tế đến chính trị và quốc phòng.

Giông bão kéo đến đúng thời điểm quan trọng nhất

Vào tháng 3 năm nay, khi ông Tập Cận Bình bước lên bục tại Đại lễ đường Nhân dân để tiếp tục nhiệm kỳ 2 Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, chính thức là nhà lãnh đạo quyền lực nhất Trung Quốc kể từ thời nhà lãnh đạo Mao Trạch Đông, tương lai của đất nước dường như đã định hình.

Ngoại giao nên dùng tiếng Anh hay tiếng Pháp?

06/01/2019
The Observer


Trong dịp EU và Nga có cuộc đàm phán quan trọng tại Moskva, bộ trưởng Ngoại giao Pháp Bernard Kouchner thừa nhận: do việc phiên dịch tiếng Pháp có vấn đề nên cuộc xung đột Nga-Gruzia đã bị kéo dài.

Báo Telegraph (Anh Quốc) ngày Thứ Hai 8/9/2008 có bài viết giật tít “Tiếng Pháp tồi làm cho cuộc xung đột Nga-Gruzia bị kéo dài” (Bad French prolongs Russia-Georgia conflict) của phóng viên Anh gửi từ Paris. Nội dung đại để như sau:

Thoả thuận đạt được giữa EU với Nga hồi tháng Tám có một nội dung quan trọng là lập “vùng đệm” (buffer zones) giữa Nga với hai vùng ly khai của Gruzia là Nam Ossetia và Abkhazia. Người thay mặt EU trong cuộc đàm phán với Nga là Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, vì hiện nay (2008) Pháp là chủ tịch luân phiên của EU. Nhưng sách lược ngoại giao ban đầu của EU bị thất bại thảm hại vì Nga chưa rút quân ra khỏi phần đất quan trọng này.

Trung Quốc đã thay đổi giọng điệu như thế nào khi nói về chế độ Pol Pot?

Thủy Thu
07/01/2019


 Khmer Đỏ bắt đầu chuỗi thảm sát đẫm máu bằng một lời nói dối đối với toàn thể người dân Campuchia.
Quan hệ Trung Quốc - Khmer Đỏ

Mối liên hệ giữa Trung Quốc và Khmer Đỏ vẫn được coi là vấn đề nhạy cảm trong lịch sử Trung Quốc.
Theo Nhân dân nhật báo, từ tháng 6 đến tháng 8/1975, trong khi Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã ba lần gặp gỡ Pol Pot và đề nghị không nên tiếp tục thi hành các chính sách đương thời bởi hệ lụy đáng tiếc về sau thì lãnh tụ Trung Quốc Mao Trạch Đông lại tán dương rằng, "Khmer Đỏ đã làm được nhưng điều mà Trung Quốc muốn nhưng không làm được".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét