Tuấn Khanh - Nhà báo Phạm Đoan Trang:
"Chúng tôi muốn khẳng định viết và đọc sách là quyền không thể bị cưỡng đoạt"
29/11/2019
Câu chuyện một nhà xuất bản
(NXB) ở Việt Nam tự in và phát hành nhiều tác phẩm không qua kiểm duyệt, đã trở
thành một sự kiện quốc tế. Bởi lẽ, gần 100 người mua sách từ Nam chí Bắc đã bị
phía an ninh Việt Nam đặt vào tình trạng như tội phạm. Phạm Đoan Trang, tác giả
nhiều cuốn sách cùng NXB Tự Do – nơi in và phát hành – bị săn đuổi ráo riết.
Hai tổ chức Theo Dõi Nhân quyền (HRW) và Ân Xá Quốc Tế (AI) cũng đồng loạt ra
thông cáo trong tháng 11/2019, trong đó phản đối công an Việt Nam về các vụ vây
bắt, dẫn đến cả việc hành hung cả độc giả và người giao sách.
Nguyễn Ngọc Chu - Chính sách “0 thứ tư” của Quốc phòng Việt Nam viết ra cho ai và với mục đích gì?
01/12/2019
FB Nguyễn Ngọc Chu
1. Chiều ngày 25/11/2019 trong
khi các ĐBQH ầm thầm thông qua Quy định miễn thị thực cho người nước ngoài đến
các đặc khu kinh tế ven biển, thì ngẫu nhiên hay cố tình, một động thái khác là
dưới sự chủ trì của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng,
Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 đã được công bố.
Điểm thay đổi của Sách trắng Quốc
phòng Việt Nam 2019 là chuyển từ “3 không” sang “4 không”. Đó là:
- Việt Nam chủ trương không
tham gia liên minh quân sự;
- Không liên kết với nước này để
chống nước kia;
- Không cho nước ngoài đặt căn
cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác;
- Không sử dụng vũ lực hoặc đe
dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
FB Trần Trung Đạo
1/12/2019
Tôi đang sống ở Boston. Lịch sử của thành phố này có rất nhiều
liên hệ, có khi gắn bó và cũng có lúc oan khiên với lịch sử Việt Nam. Biểu tượng
lâu đời nhất của mối quan hệ Việt Mỹ đầy biến cố là USS Constitution, chiếc hạm
được đầu tiên của hải quân Mỹ, bây giờ là một viện bảo tàng nổi nằm ở góc vịnh
Boston.
Hơn hai trăm năm trước khi có USS George Washington, USS
Constitution, hạ thủy 1798 và được trang bị 54 khẩu đại bác, là niềm kiêu hãnh
của hải quân Mỹ.
Cũng chính chiến hạm này đã bắn vào Đà Nẵng năm 1845.
USS CONSTITUTION NÃ PHÁO VÀO ĐÀ NẴNG 1845
Việt Nam có đủ thực lực để thực hiện được chính sách quốc phòng “3
không”?
© Ảnh : Dương Giang - TTXVN
28.11.2019
Theo Hoàng Hoa
Hôm 25/11, tại Hà Nội, Việt Nam
công bố Sách trắng Quốc phòng 2019, công khai đường lối chính sách quân sự với
toàn thế giới. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh,
Việt Nam tôn trọng sự hợp tác, cạnh tranh của các nước nhưng sẽ đấu tranh bảo vệ
lợi ích của mình.
Việt Nam công bố Sách Trắng Quốc
phòng vào thời điểm này nhằm mục đích gì? Sách trắng Quốc phòng lần này có điểm
gì mới? Liệu Việt Nam có đủ tiềm lực để thực hiện chính sách “ba không” (Không
tham gia liên minh quân sự, không liên kết nước này để chống nước kia, không
cho nước ngoài mượn căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại
nước khác).
Sputnik xin đưa ra một số phân
tích về những vấn đề nói trên.
Vì sao Việt Nam công bố Sách Trắng
Quốc phòng vào thời điểm này?
TÊN ĐƯỜNG PHỐ SÀI GÒN TRƯỚC 1975 CHỈ DO 1 NGƯỜI ĐẶT
Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2019
Người duy nhất đặt tên cho đường
phố Sài Gòn trước năm 1975 và ý nghĩa của các tên đường
Saigon xưa
Jun 22, 2019
Từ lâu, tôi đã có dịp bày tỏ
lòng ngưỡng mộ và khâm phục về việc đặt tên cho các đường phố tại Sài Gòn vào
năm 1956. Vì đây là một công việc quá xuất sắc và quá hoàn thiện, nên tôi vẫn
đinh ninh rằng đó phải là một công trình do sự đóng góp công sức và trí tuệ của
rất nhiều người, của một ủy ban gồm nhiều học giả, nhiều sử gia, nhiều nhà văn,
nhà báo…
Nhưng thật là
bất ngờ, bất ngờ đến kinh ngạc, khi qua tài liệu đính kèm của tác giả Nguyễn
Văn Luân, chúng ta được biết kiệt tác của lịch sử này đã được hoàn thành bởi… một
người. Người đó là ông Ngô Văn Phát, Trưởng Phòng Họa Đồ thuộc Tòa Đô Chánh Sài
Gòn.
Điểm
tin báo ngày Chủ nhật 1 tháng 12 năm 2019
Cổ Nhuế - ‘Hoà bình lạnh’ giữa Úc và Trung Cộng
November 27, 2019
Có lần trên trang báo này, Cổ
Nhuế ví bang giao giữa Úc với Trung Cộng lạnh như tảng băng. Tảng băng này lạnh
như hai khuôn mặt của ngoại trưởng Julie Bishop của Úc và Vương Nghị (Wang Yi)
của Trung cộng nhìn nhau suốt bữa ăn trưa mà không ai nói một lời.
Mới đây, tình băng giá giữa
Úc và Trung cộng lại thêm vết nứt. Ấy là chuyện thời sự hôm nay Cổ Nhuế xin
thưa cùng bạn đọc Việt Luận.
Chuyến đi Trung Cộng bất thành
Điểm tin thế giới ngày Chủ nhật 1 tháng 12 năm 2019
Võ Thái Hà tóm lược
Trung Quốc buộc người dùng điện thoại phải quét mặt
BBC News
1/1/2019
Trung Quốc vừa ra quy định mới
yêu cầu người dân phải quét khuôn mặt trước khi đăng ký dịch vụ điện thoại di động
mới, trong bối cảnh Bắc Kinh đang tìm cách xác minh danh tính của hàng trăm triệu
người dùng internet trong nước.
Các quy định này được công bố
vào tháng Chín và dự kiến đi vào hiệu lực ngày Chủ nhật 30/11.
Chính phủ nói mục đích là để
"bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong không gian ảo".
Trung Quốc tố cáo
Liên Hiệp Quốc can dự chuyện nội bộ Hồng Kông
Minh Anh
RFI
01-12-2019
Ngày
30/11/2019, Bắc Kinh lên án lãnh đạo Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, bà
Michelle Bachelet, đã có những can thiệp « không phù hợp » vào chuyện nội bộ
Hồng Kông.
Đoàn
ngoại giao của Trung Quốc bên cạnh Liên Hiệp Quốc cho rằng bà Michelle Bachelet
đang gây áp lực với chính quyền đặc khu Hồng Kông và có những lời lẽ « chỉ
kích động thêm những người gây bạo động lao vào những hành động ngày càng bạo
lực hơn ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét