Thứ Hai, 23 tháng 12, 2019

Bản tin ngày Thứ hai 23 tháng 12 năm 2019


Nguyễn Ngọc Chu - Tự do học thuật và đôi điều về bộ sách giáo khoa mới

FB Nguyễn Ngọc Chu

23-12-2019


Như cỏ cây cần ánh sáng, như chim muông cần không khí, văn học, nghệ thuật, khoa học và giáo dục cần TỰ DO HỌC THUẬT. Có TỰ DO HỌC THUẬT thì văn học, nghệ thuật, khoa học và giáo dục mới phát triển muôn sắc màu không giới hạn.

TỰ DO HỌC THUẬT VÀ ĐÔI ĐIỀU VỀ CÁC BỘ SÁCH GIÁO KHOA MỚI CÙNG TRƯỜNG HỢP BỘ SÁCH GIÁO KHOA CỦA GS HỒ NGỌC ĐẠI

Giáo dục đang nhận được sự quan tâm liên tục của Chính phủ và toàn dân trong nhiều thập kỷ qua. 
Bởi vì giáo dục giữ vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của đất nước.

Bộ Công an bắt tay Microsoft bảo vệ hệ thống an ninh Chính phủ

Ngọc Lưu

19/12/2019


(VNF) – Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05), Bộ Công an sẽ chính thức trở thành thành viên chương trình an ninh chính phủ của Microsoft cùng với hơn 90 cơ quan đại diện chính phủ, tổ chức quốc tế của hơn 45 quốc gia toàn thế giới.

Tối 19/12, tại Hà Nội, A05 đã ký kết thỏa thuận tham gia chương trình an ninh Chính phủ (GSP) với Tập đoàn Microsoft.
Tôn Quang Phiệt - Việc học buổi giao thời khi Tây sang
By nhatbookz
14/11/2019
Đây là đoạn mở đầu hồi ký chưa xuất bản của Tôn Quang Phiệt, một nhân vật trí thức, một nhà cách mạng và nhà giáo dục được nhiều người biết đến ở Huế và miền Trung Việt Nam trong những năm 1930-1940. Qua đoạn hồi ký này, chúng ta sẽ thấy việc học ở nước ta trong những năm đầu thời thuộc địa, khi nền giáo dục Nho học còn tồn tại song song với sự ra đời việc dạy chữ Pháp và chữ Quốc ngữ.
Tôi sinh năm Canh Tý (1900) trong một gia đình nhà nho ông là địa chủ khá giầu, nhưng cha tôi là con út nên gia tài chỉ được đâu hơn một mẫu ruộng. Bà tôi đã bán gần hết khi mẹ tôi về. Mẹ tôi cũng con nhà địa chủ bậc trung và lại rất tiết kiệm cần cù nên về sau khi cải cách ruộng đất trở nên địa chủ với 3 mẫu 7 sào ruộng.
Hà Văn Thuỳ - TRÍ TUỆ VIỆT Ở ĐÂU?
Tháng 12  năm 2019
Công bố “Người Kinh và người Thái có hệ gien tương đồng cao và quan hệ tiến hóa gần gũi, nhưng lại độc lập với người Hán” của Viện Nghiên cứu tế bào gốc - công nghệ gien Vinmec (VRISG) đã gây xôn xao công luận, khiến không ít người hoang mang. Để sáng tỏ vụ việc, ngày 17/8 tạp chí Tia sáng-diễn đàn của trí thức Việt Nam- tổ chức Tọa đàm Khoa học “Nguồn gốc người Việt: Từ khảo cổ học đến khảo cổ học tri thức” với hai diễn giả là Tiến sỹ Khảo cổ học Nguyễn Việt và Tiến sỹ Hán Nôm, nhà nghiên cứu cổ sử Trần Trọng Dương. Hai khuôn mặt sáng của học giới Việt Nam.
... Dựa vào một số công bố khoa học cho rằng, người châu Phi theo con đường phương Bắc tới làm nên dân cư phương Đông, một số học giả Trung Quốc đưa ra chủ trương: “Người từ châu Phi tới Trung Quốc làm nên cộng đồng Bách Việt mà người Hán là trung tâm còn Việt Nam là đám ly khai,”Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngay giữa Hà Nội dạy người Việt “lãng tử hồi đầu!”Người Việt nín khe không biết cách đáp trả!
Một đất nước có hàng chục viện hàn lâm với hàng nghìn giáo sư, tiến sỹ. Nhưng khi có việc thì tất cả bối rối “chỉ như thầy bói xem voi”?  Vậy trí tuệ Việt ở đâu?
Đinh Kim Phúc - Chủ nghĩa nhân danh bao giờ chấm dứt ? 


Mang ơn Trung Quốc?

Thưa ông, ông thờ Trung Quốc thì về lập bàn thờ ở nhà ông nhé.

Tại hội nghị Genève 1954, Trung Quốc đã bán đứng Việt Nam (nếu ông chưa biết thì đọc Tam giác Trung Quốc-Campuchia-Việt Nam).

Trung Quốc chính là kẻ âm mưu chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam, biến miền Bắc XHCN trở thành khu vực đệm để bảo vệ miền Nam Trung Hoa. Trung Quốc đánh Mỹ bằng thằng Việt Nam cuối cùng.

Công lý nước Việt qua các mức án!
RFA
2019-12-20


Trong phiên xử vụ án tham nhũng - Tổng công ty viễn thông Mobifone mua 95% Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu – AVG, Cựu Chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ bị Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội đề nghị mức án cho tội “Đưa hối lộ” là 3-4 năm tù giam, dù ông này đưa hối lộ cho các quan chức lên đến 6,2 triệu đô la Mỹ.

Tính công minh luật pháp tại Việt Nam!

Mức án cao nhất là tử hình được Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị cho Cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son về tội nhận hối lộ 3 triệu đô la Mỹ.
Viện kiểm sát cho rằng số tiền chiếm đoạt ông Son chưa nộp lại, cho nên dù ông có những tình tiết giảm nhẹ nhưng chưa đủ hưởng mức khoan hồng. Do đó, VKSND đề nghị HĐXX tuyên với ông Son là tử hình.

Điểm tin báo ngày Thứ hai 23 tháng 12 năm 2019


Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 23 tháng 12 năm 2019
Võ Thái Hà tóm lược

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét