Thứ Hai, 30 tháng 12, 2019

Bản tin ngày Thứ hai 30 tháng 12 năm 2019


Chính trị Việt Nam: Một thập kỷ nhìn lại

Đoan Trang, Trịnh Hữu Long

30/12/2019


Chúng ta đang tiến đến những khoảnh khắc cuối cùng của năm 2019, khép lại một năm đầy sự kiện và không chỉ thế, khép lại nguyên một thập kỷ. Luật Khoa nhìn lại và đánh giá những sự kiện, biến động và khuynh hướng lớn nhất của nền chính trị ở Việt Nam trong những năm từ 2010 đến hết 2019.
***
Mười năm trước, “xã hội dân sự” còn là một khái niệm hết sức xa lạ và nhạy cảm. Mười năm đủ để bình thường hóa và đưa khái niệm này vào cuộc sống hàng ngày. 
“Xã hội dân sự” xa lạ và nhạy cảm bởi hầu hết người Việt Nam đang sống ngày nay đều không có cơ hội được học và được trải nghiệm một xã hội bình thường với ba thành tố chính: chính quyền, thị trường và xã hội dân sự. Từ năm 1954 ở miền Bắc và từ năm 1975 trên cả nước, đảng Cộng sản Việt Nam thi hành chính sách kiểm soát xã hội một cách toàn diện và không cho phép thị trường lẫn xã hội dân sự tồn tại. 

Khi người dân đứng lên lật đổ chủ nghĩa cộng sản vào năm 1989
By John Simpson Biên tập viên mảng Thế giới
BBC News
30/12/2019
Khoảnh khắc khi tin nhà độc tài Cộng sản Ceausescu của Romania bị xử tử được loan báo
Khi đế chế Liên Xô ở Đông Âu sụp đổ vào những tháng cuối năm 1989, tôi được cử đi đưa tin về các cuộc cách mạng đang đồng loạt diễn ra chỉ trong vòng có sáu tuần: Bức tường Berlin sụp đổ, cuộc cách mạng ôn hòa ở Tiệp Khắc (Czech), và một cuộc cách mạng bạo lực ở Romania.
Vào ngày 1/10/1989, không ai mơ rằng vào Giáng sinh, Bức tường Berlin sẽ sụp đổ, Tiệp Khắc sẽ được tự do, và lãnh đạo chuyên quyền Nicolae Ceausescu của Romania bị lật đổ.
Những con “sâu chúa” trong bầy sâu tham nhũng Việt Nam, lỗi ở hệ thống? 

30/12/2019
Nguyễn Duy Vinh


Gần đây tôi có đọc được trên mạng một số bài báo cáo, khảo sát và bình luận khá xúc tích về vấn đề tham nhũng ở Việt Nam (VN) (xin xem danh sách tham khảo cuối bài, các bài[1],[2],[3],[4] và[5]). Trên trang mạng của vov.vn có đăng bài viết của ông Phan Đình Trạc[1], Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương (BCĐTƯ) về phòng, chống tham nhũng (PCTN) của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN).

Bài viết này có những chi tiết mà ai đọc cũng phải giật mình. Giật mình vì tình trạng tham nhũng ở VN trong 5 năm cuối (2013-2018) từ khi thành lập Ban Chỉ đạo PCTN đã có thể gọi là ngày càng trầm trọng. Tôi xin chép lại dưới đây một đoạn ngắn của thành quả việc làm của BCĐTU trong 5 năm nhìn lại

Nguyễn Đức Tuấn - Phượng 3x là chủ mưu vụ AVG-Mobiphone..?
Dân Quyền
24-12-19
Ông Vũ là con trai thứ 3 của ông Phạm Dương (tên thật là Phạm Nhật Quang). Ông Dương lấy vợ quê ở Hải Phòng, sinh 3 người con gồm: Phạm Nhật Vượng sinh năm 1968, Phạm Thị Lan Anh sn1970, Phạm Nhật Vũ sn1972. Cả ba người con của ông Phạm Dương đều sinh ra trên đất Hải Phòng. Cùng với người anh trai Phạm Nhật Vượng, ông Phạm Nhật Vũ từng làm ăn tại Liên Xô (cũ) gọi là mafia Nga. Sau này, khi trở về Việt Nam, hai anh em họ Phạm bắt tay vào khai thác " tư bản thân hữu" kinh doanh bất động sản , truyền thông, khoáng sản với chính quyền.
Thiện Tùng - Phật giáo Hòa Hảo


 “Hòa Hảo” là hảo hòa, thích hòa, chuộng hòa – không muốn gây sự ?. Theo dương lịch, chỉ còn đúng 20 ngày nữa thôi, giáo hội Phật giáo Hòa Hảo kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Huỳnh Phú Sổ – người sáng lập Phật giáo Hòa Hảo (15/1/1920- 15/1/2019). Vừa qua Nguyễn Quang Duy có viết 2 bài về đạo Hòa Hảo với tựa đề: “Huỳnh Phú Sổ: đạo, đời và đảng chính trị là một”“Vì sao Huỳnh Phú Sổ bị ám hại”. Qua được đọc hai bài viết nầy, Tùng tôi chỉ muốn góp phần làm rõ hơn về sự ra đờinhững bước thăng trầm của đạo giáo nầy. Không như Thiên chúa giáo hay Phật giáo dùng giáo lý thu phục con người, Hòa Hảo giáo cũng như Cao Đài giáo có một thời núp dưới đạo giáo làm chính trị – tu mà lận súng. Những gì tôi sắp viết ra trên cơ sở: tiếp xúc trực tiếp, có nghe người cao tuổi kể lại và có trích dẫn một số đoạn ở Bách kha toàn thư mở (Wikipedia). Bài viết buộc phải hơi dài, vì nó có liên quan nhiều vấn đề mà, chắc chắn, có số người chưa biết hoặc biết chưa đầy đủ. Ai nhắm đọc nổi thì đọc miễn phí.  

Phạm Hữu Trác- Sông Bến Hải
21 tháng Mười Một, 2018
Hiệp định Genève 20-7-1954 lấy sông Bến Hải làm ranh giới đình chiến giữa hai miền Nam Bắc, từ đó hai chữ Bến Hải đi vào lịch sử Việt Nam.
Sông Bến Hải còn có tên là Rào Thanh bắt nguồn từ vùng núi Động Chân, tỉnh Quảng Trị, thuộc dãy Trường Sơn, cao hơn mặt biển 500m, chẩy theo hướng từ tây nam sang đông bắc, đổ ra biển ở Cửa Tùng, thuộc quận Vĩnh Linh, Quảng Trị. Sông dài chừng 100km, nơi rộng nhất khoảng 200m, hai đầu sông rất hẹp, ở thượng nguồn nơi có nhà thờ Phước Sơn, sông chỉ rộng 20m, ở Cửa Tùng lòng sông rộng 30m. Sông Bến Hải cũng còn được gọi là sông Bến Hói, theo tiếng địa phương hói có nghĩa là dòng sông nhỏ, từ Bến Hói đọc trại ra là Bến Hải

Điểm tin báo ngày Thứ hai 30 tháng 12 năm 2019


Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 30 tháng 12 năm 2019
Võ Thái Hà tóm lược

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét