Thứ Ba, 3 tháng 12, 2019

Bản tin ngày Thứ ba 3 tháng 12 năm 2019


SỨC MẠNH CỦA DÂN: PHONG TRÀO CHỐNG XÂY ĐẬP Ở ĐÔNG NAM Á

(People’s Power: Anti-Dam Movements in Southeast Asia)

Wora Suk – Bình Yên Đông lược dịch
The Diplomat – November 8, 2019

Wora Suk là Quản trị viên Chiến dịch Mekong của Earthrights International Asia và thành viên của Liên minh ETO Watch.


Các cộng đồng ở Thái Lan và nhiều nơi khác đang kết đoàn để đòi hỏi cứu xét quyền lợi của họ khi xây đập.

Trong hơn 2 thập niên, nhiều cộng đồng ở Đông Nam Á (ĐNA) đã đối mặt với những đe dọa do sự bành trướng của việc phát triển thủy điện.  Đập, nghị trình phát triển chánh yếu của chánh phủ các nước ĐNA, mang lại lợi tức to lớn và góp phần làm giảm nghèo.  Thí dụ, việc nới rộng tiêu thụ năng lượng của Thái Lan bằng cách đầu tư vào các nước láng giềng như Lào và Myanmar là một khuynh hướng được trù tính nhằm gia tăng năng lượng nhập cảng để duy trì an ninh năng lượng của Thái Lan.

Phạm Nguyên Trường - Vài sự kiện lịch sử bị giải thích sai
December 3, 2019
Nhân câu chuyện đặt tên đường ở Đà Nẵng và theo gợi ý của Nguyễn Lương Hải Khôi, đọc lại vài cuốn lịch sử và phát hiện được những chuyện động trời, xin chép ra đây hầu độc giả.

1. Cố tình giải thích sai
Thế hệ chúng ta, những người lớn lên ở miền Bắc sau năm 1950 và trên cả nước sau năm 1975, được dạy: “Năm 1784, Bá Đa Lộc (Pigneau de Behaine) đem Hoàng Tử Cảnh sang Pháp, được yến kiến Louis XVI. Năm 1787, Bá Đa Lộc thay mặt Nguyễn Ánh kí với De Montmorin tờ giao ước, đại khái nói rằng: Nước Pháp giúp Nguyễn Ánh một số chiến thuyền và binh sĩ, đổi lại Việt Nam phải nhường cho nước Pháp cửa Hội An và đảo Côn Lôn cũng như phải để cho người nước Pháp ra vào buôn bán tự do ở trong nước”. Đấy là lí do để các sử gia cộng sản đổ riệt cho nhà Nguyễn tội: “Rước voi về dày mả tổ” và “Cõng rắn cắn gà nhà”.
Đoan Hùng - CHỮ NÔM, QUỐC NGỮ VÀ VĂN TỰ Ở CÁC NƯỚC “ĐỒNG VĂN” TRUNG HOA,NHẬT, HÀN
2/12/2019
FB Đoan Hùng
ĐÔI LỜI NÓI ĐẦU

Trong những ngày qua, lại một “cuộc chiến” nổ ra! Tranh luận về việc vinh danh các nhà tiên phong chữ quốc ngữ. Trong tranh luận, thậm chí “tranh cãi”, ngoài những lập luận đúng mực, khó tránh khỏi những cách nhìn cực đoan, chẳng hạn như hoặc
1 Chê bỏ quá khứ một cách tuyệt đối! như “nếu không có quốc ngữ, chúng ta ngày nay mù chữ rồi!”.vv . Điều hẳn không đúng, bỏi vì dân TQ, Nhật, Hàn .. ngày nay có mù chữ đâu?
2 Viễn mơ vào quá khứ! Như “Thực dân Pháp tiêu diệt Hán Nôm”, “Mất Hán Nôm là mất hồn dân tộc”...
Trần Trung Đạo - CÁC BIỆN PHÁP TRẢ ĐŨA “THÙNG RỖNG KÊU TO” CỦA TẬP CẬN BÌNH

FB Trần Trung Đạo
2/12/2019


Hôm qua, một cháu hỏi trong phần lời bình của bài Cơn Ác Mộng Của Tập Cận Bình: Hong Kong Trở Thành Một Đài Loan: “Với nhãn quan và tầm nhìn của mình, chú cho rằng Tập và Đảng CSTQ sẽ có những bước đi nào tiếp theo với nước Mỹ, thưa chú?”

Câu trả lời nhanh của tôi hôm qua:

“Năm 2019 sắp qua, trong năm 2020, mỗi bên, Trump và Tập đều có những ưu tiên cần phải hoàn thành. 

Điểm tin báo ngày Thứ ba 3 tháng 12 năm 2019


NATO 70 tuổi, không rõ kẻ thù là ai
Thượng đỉnh NATO khai mạc trong không khí nghi kỵ

Nato không biết chống Nga, Trung Quốc hay ai khác?
BBC News
2 tháng 12 2019
Họp ở Anh nhân dịp 70 tuổi, Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (Nato) vẫn đang bất đồng nội bộ trước việc định nghĩa kẻ thù.
Nato hiện không rõ cần xem địch thủ là Nga, Trung Quốc hay thách thức nào khác ở Trung Đông sau khi tổ chức xưng danh là Nhà nước Hồi giáo đã bị đánh bại.
BBC News Tiếng Việt điểm ra 5 thách thức cho Nato.
1. Nato lo ngại về Nga nhưng không đồng ý về cách ứng phó
Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 3 tháng 12 năm 2019
Võ Thái Hà tóm lược
Nguyên liệu : Nạn nhân đầu tiên trong các cuộc xung đột địa chính trị
Minh Anh
RFI
03 tháng 12 năm 2019
Những cơn lốc xoáy căng thẳng trong năm 2019 gia tăng mạnh khiến cho các thị trường – tài chính, năng lượng, nông sản hay nguyên liệu đang trở nên bất ổn. Làn sóng nghi ngờ và phản đối toàn cầu hóa ngày càng nhiều. Mỗi khi có một xung đột, các thị trường, nhất là thị trường nguyên liệu là những nạn nhân đầu tiên phải gánh lấy hậu quả.
« Ảo ảnh bị mất »
Nguyễn Thọ -COP25 Madrid

FB Nguyễn Thọ

3-12-2019


Hôm nay, hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu lần thứ 25 (COP25) đã khai mạc tại Madrid sau nhiều lần thay đổi địa điểm.
Trước đây Brazil nhận đăng cai COP 25, nhưng ngay sau thắng cử, tồng thống cực hữu Jair Bolsonaro đã tuyên bố hủy đăng cai với lý do kinh tế. Chile đứng ra nhận đăng cai để giữ hội nghị ở lại Nam-Mỹ với rừng già Amazon đang bị đe dọa. Nhưng chỉ 10 tháng sau, các cuộc biểu tình bạo động tại Chile đã khiến chính phủ này phải vội vàng rút lui trách nhiệm
Phạm Sỹ Thành - Địa chính trị dầu khí

FB Phạm Sỹ Thành

3-12-2019


Thông tin Nga và Trung Quốc ký thoả thuận xây dựng đường ống dẫn khí trị giá 52 tỷ USD nối vùng viễn Đông Nga vào Đông Bắc Trung Quốc cho thấy sự gắn kết ngày càng nhiều giữa hai nước ở lục địa Á – Âu. Nhưng điều này có nghĩa là gì với từng nước và với địa chính trị khu vực?
Thái Lan có quay lưng lại Mỹ để hướng tới đối tác quân sự TQ?
BBC News
3/12/2019
Việc Thái Lan cùng một lúc ký thỏa thuận mua vũ khí cả với Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc một lần nữa dấy lên câu hỏi có phải đất nước chùa vàng đang quay lưng lại với Mỹ và hướng về Trung Quốc.
Một bản tin của Bloomberg cho biết khi ký một tuyên bố về viễn cảnh tương lai với Mỹ tháng trước, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha ngồi lặng im, trong lúc Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper hùng hồn nói về cam kết của một đồng minh lâu đời, ở thời điểm ''đầy áp lực và đe dọa từ bên ngoài''- một ám chỉ rõ ràng về Trung Quốc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét