Mặc dù nhiều khi mượn áo trí thức
để làm dáng nhưng trong thực tế bản chất của lưu manh là thâm thù căm ghét trí
thức chân chính. Và họ căm thù trí tuệ nói chung.
Vương Trí Nhàn
Thi sĩ Dương Tường vừa viết thư (“Gửi Bạn Ở Cõi-Bên-Kia”) nhân ngày giỗ đầu – ngày 18 tháng 12 năm 2015 – của nhà văn Bùi Ngọc Tấn:
Thi sĩ Dương Tường vừa viết thư (“Gửi Bạn Ở Cõi-Bên-Kia”) nhân ngày giỗ đầu – ngày 18 tháng 12 năm 2015 – của nhà văn Bùi Ngọc Tấn:
“Mình đang đi trên một con phố
mới, hình như ở Hải Phòng. Lạ hoắc song lại có nét gì quen quen mà không tài
nào xác định nổi. Giống như khi ta cố nhớ ra một cái tên rất thân quen, chắc chắn
nó ở quanh quanh đâu đây trong bộ nhớ, chỉ dấn chút xíu nữa là “bắt” được mà nó
vẫn vuột mất để rồi đến một lúc thôi không cố nhớ nữa thì nó lại bất ngờ
hiện ra. À, đây rồi cái biển tên phố gắn trên một cột đèn. Mình tiến lại và đọc
thấy: BÙI NGỌC TẤN…
Thế là mình thức giấc. Và ngồi
viết thư cho Tấn đây…
Hà Nội đã có những đường phố
mang tên Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Xuân Diệu, Nguyễn
Công Hoan, Nguyễn Huy Tưởng …, những điểm son của văn học Việt Nam. Thế còn bao
giờ Nam Định có phố Trần Dần, Bắc Ninh có phố Hoàng Cầm, Thanh Hóa có phố Hữu
Loan, Yên Bái có phố Lê Đạt, Thừa Thiên-Huế có phố Phùng Quán? Và Hải
Phòng có phố Bùi Ngọc Tấn? Một dự cảm tâm linh nói với mình: rồi những giá trị
đích thực sẽ được trả về đúng vị trí. Con đường mình vừa dạo chơi trong mơ – đường
Bùi Ngọc Tấn – rồi sẽ thực sư có trong thực tại. Và biết đâu đấy, mình lại có dịp
thả bộ trên con đường ấy, như đã thả bộ trên đường Văn Cao dăm năm trước …”
Bức thư thượng dẫn làm tôi
nhớ đến những mẩu đối thoại (tưởng tượng) khác, cũng của người ở
cõi dương với bạn bè ở bên kia thế giới:
Tôi thỉnh thoảng dạo phố vẫn
hay dừng lại nhìn lên một tên phố mà chuyện trò lặng lẽ với con người ngồi ở
trên cái bảng sắt tây dó. Để nghe anh ta giãi bày. Và cũng để anh ta đừng tưởng
bở.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét