Mặc Lâm - ‘Kỷ luật’
có phải là luật pháp?
Thanh Hà
11.12.19
Rất nhiều người phấn khởi cho rằng cuối cùng thì sự chờ đợi
của dư luận cũng được phản hồi, ba nhân vật có “vấn đề” từ bao năm nay đã lên
thớt và chắc chắn bọn họ có an toàn về vườn thì sinh mệnh chính trị cũng không
cách nào cứu vãn.
Thật ra nếu nói người cộng sản
coi trọng sinh mệnh chính trị thì chỉ đúng phân nửa, đúng khi họ chưa ngoi lên
tới đỉnh cao quyền lực thì sinh mệnh chính trị là cứu cánh cho mục tiêu ấy,
nhưng tới khi đã đạt được đình cao rồi thì “sự nghiệp tài sản” mới quan trọng đối
với họ.
Trần Trung Đạo - Việt
Nam, một Romania trong chiến tranh lạnh II?
FB Trần Trung Đạo
11-12-2019
(Nhân dịp đánh dấu 30 năm cách mạng dân chủ
Romania)
Tháng
12 Dương lịch là tháng có những ngày lễ lớn nhưng cũng là tháng đánh dấu nhiều
biến cố quan trọng đã xảy ra trong lịch sử nhân loại hiện đại. Ngày 25 tháng 12
là ngày Liên Sô chính thức cáo chung (1991) và ngày 25 tháng 12 cũng là ngày
chế độ CS Romania sụp đổ (1989).
Ai
lật đổ Nicolae Ceausescu?
Không
ai khác hơn là nhân dân Romania. Họ là những người đã viết nên trang sử cách
mạng đầu tiên ở thành phố Timisoara vào ngày 16 và những trang sử đẫm máu nhưng
quyết định ở thủ đô Bucharest từ ngày 21 đến 25.
Thương mại : Việt Nam
cố giải tỏa áp lực của Mỹ
RFI
11-12-2019
Vốn
được xem là một trong những quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc chiến
tranh thương mại Mỹ- Trung, Việt Nam đang nỗ lực duy trì lợi thế đó, tránh bị
Hoa Kỳ trả đũa, bằng cách ngăn chận hàng Trung Quốc trung chuyển qua lãnh thổ
Việt Nam để né thuế của Mỹ. Trang mạng Asia Times ngày 10/12/2019 đã có một bài
viết về đề tài này.
Với
việc Hoa Kỳ áp thuế 25% lên một số mặt hàng của Trung Quốc và dự tính sẽ áp các
mức thuế khác kể từ ngày 15/12, nhiều nhà sản xuất Trung Quốc đang tìm cách
chuyển hàng qua ngõ Việt Nam, vốn không bị áp thuế quan lên phần lớn các hàng
xuất sang Mỹ.
Hoàng Nguyên Vũ - Cầu thủ nữ và hoa hậu, vinh quang thật sự ở đâu ?
FB Hoàng Nguyên Vũ
8/12/2019
Những cô gái tận hiến trên sân
bóng và những cô hoa hậu đi thi xúng xính váy áo: Vinh quang thật sự nằm ở đâu?
Nhìn những cô gái không còn tí
sức lực gì sau khi nâng cao chiếc Huy chương vàng và hát Quốc ca vang dội tối
qua, hẳn nhiều người sẽ khóc. Khóc không chỉ vì cái tự hào thành quả sau cuối,
mà khóc vì thương. Thương quá. Họ là phụ nữ. Họ phải vắt kiệt thứ mạnh mẽ cuối
cùng trong một đặc tính sinh học yếu ớt để đi đến đích vinh quang.
Nguồn gốc cổ xưa của đất nước Việt
Nam (Kỳ 2)
Ngô
Bắc dịch
Nguồn: Charles Holcombe,
Before Vietnam, The Genesis of East Asia, 221 B.C. – A.D. 907,
Association for Asian Studies and University of Hawaii Press, Honolulu, 2001,
các trang 145-164.
***
Trạm trung chuyển của đế triều
Đông
Á, khoảng năm 500 Sau Công nguyên
Cuộc
nổi dậy của Hai Bà Trưng bị đàn áp một cách khốc liệt. Họ bị trấn áp, và
những chiếc trống đồng vốn mang nét tiêu biểu nhất cho nền văn hóa Đông Sơn và
tượng trưng hùng hồn cho quyền lực của giới tinh hoa bản xứ đã bị chiếm đoạt và
phá hủy. Các tù trưởng địa phương bản xứ cũ đã hoàn toàn biến mất từ đó,
có lẽ hòa nhập với những người mới đến từ phương bắc để tạo ra một giới tinh
hoa địa phương mới hỗn hợp. Tác giả Henri Maspero kết luận rằng, do chiến
dịch quân sự này, những gì giờ đây là Việt Nam đã bị biến đổi từ một xứ bảo hộ
của đế triều nhà Hán, với các định chế và văn hóa bản xứ riêng biệt, thành một
phần của chính đế quốc Trung Hoa.17
Richard N Gardner - Di sản của
Eleanor Roosevelt: Nhân Quyền
10/12/2019
Richard
N. Gardner, giáo sư luật quốc tế ở đại học Columbia, là đại sứ Mỹ tại Ý từ năm
1977 đến 1981.
Nguồn:
New York Times, số ra ngày 10/12/1988
Trần
Quốc Việt dịch
Vào
lúc 3 giờ sáng ngày 10 tháng Mười Hai, 1948 Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, họp
tại Paris, đã thông qua Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền, mà cho đến ngày này
vẫn là tuyên bố được thừa nhận ở nhiều nơi nhất về những quyền mà tất cả mọi
người trên hành tinh chúng ta phải được hưởng.
Rồi
một chuyện hy hữu chưa từng bao giờ diễn ra ở Liên Hiệp Quốc đã diễn ra. Các
đại biểu đứng lên vỗ tay khen ngợi một đại biểu duy nhất, một phụ nữ đứng tuổi,
rụt rè, vẻ mặt hơi trang nghiêm nhưng nụ cười rất thân thiện. Tên bà, tất
nhiên, là Eleanor Roosevelt.
Điểm
tin báo ngày Thứ tư 11 tháng 12 năm 2019
Càng tiếp tục thủ tục truất phế, Donald Trump càng ở thế thượng phong
Tú Anh
RFI
11-12-2019
Ông Donald Trump sắp trở thành
vị tổng thống thứ ba trong lịch sử Hoa Kỳ bị Quốc Hội luận tội. Tuy nhiên,
tương lai chính trị của tổng thống Mỹ thứ 45 vẫn không bế tắc như phe đối lập
hy vọng. Trái với tiên liệu của đảng Dân Chủ từ nhiều tháng qua, khả năng chủ
nhân Nhà Trắng tái đắc cử ngày càng được củng cố.
Với thiểu số tại Thượng Viện,
phe Dân Chủ khó có hy vọng truất phế được tổng thống Donald Trump cho dù bản luận
tội đưa ra hai cáo buộc rất nghiêm trọng : lạm dụng quyền lực phục vụ quyền lợi
cá nhân và cản trở Quốc Hội.
Aung San Suu Kyi: Gambia không nêu
đầy đủ về tình trạng người Rohingya
Thu Hằng
RFI
11-12-2019
Aung
San Suu Kyi điều trần trước Tòa Án Công Lý Quốc Tế (CIJ) ở La Haye chỉ một ngày
sau khi Gambia, nước đệ đơn kiện, trong phiên điều trần đầu tiên, đã yêu cầu
Miến Điện « ngừng hành động diệt chủng » nhắm vào người Rohingya theo
Hồi Giáo.
Theo
AFP, phát biểu trước Tòa Án Công Lý Quốc Tế, bà Aung San Suu Ky cho rằng Gambia
đã dựng « một bức tranh gây hiểu lầm và không đầy đủ về tình hình ở bang
Rakhine », nơi có rất nhiều người Rohingya theo Hồi Giáo đã phải chạy sang
Bangladesh lánh nạn.
Điểm tin thế giới ngày Thứ tư 11 tháng 12 năm 2019
Võ Thái Hà tóm lược
Ông Trump có thể hoãn kế hoạch áp thuế 15/12
Giới chức Trung Quốc đang kỳ vọng
Tổng thống Mỹ Donald Trump hoãn kế hoạch áp thêm thuế lên hàng hóa Trung Quốc
vào ngày Chủ nhật...
An Huy
11/12/2019
Giới chức Trung Quốc kỳ vọng Tổng
thống Mỹ Donald Trump hoãn kế hoạch áp thêm thuế lên hàng hóa Trung Quốc vào
ngày Chủ nhật tuần này để các nhà đàm phán hai nước có thêm thời gian cho việc
hoàn tất thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 - hãng tin Bloomberg dẫn nguồn thạo
tin cho hay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét