Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2019

Bản tin ngày Chủ nhật 8 tháng 12 năm 2019


Nguyễn Ngọc Chính - Ngôn ngữ Sài Gòn xưa: Vay mượn từ tiếng Anh

25 tháng 9, 2012


Đây là bài thứ 3 trong loạt bài nghiên cứu về những chữ vay mượn trong ngôn ngữ Sài Gòn xưa. Sau khi bàn về tiếng Tàu, tiếng Pháp, chúng ta chuyển sang tiếng Anh và bước vào một nền văn hóa đã có những ảnh hưởng “tốt” cũng như “xấu” vào đời sống của người Việt trong khoảng 30 năm chiến tranh vừa qua.

Có người gọi cuộc chiến vừa qua là “nội chiến” giữa hai miền Nam-Bắc nhưng, theo báo chí phương Tây, đó là “cuộc chiến tranh Việt Nam” hay nói một cách khác là “cuộc đối đầu giữa hai phe”, một bên là Tự do gồm Việt Nam Cộng hòa, Hoa Kỳ và 5 nước Đồng minh (gồm Australia, New Zealand, Đại Hàn, Thái Lan và Philipin) và một bên là Cộng Sản gồm Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, Liên Xô và Trung Quốc.

Từ một tấm bản đồ hàng hải cổ, luận bàn về danh tính của nước Việt 

Trần Gia Ninh (nghiencuulichsu.com)


Dải đất chữ S dưới con mắt của các nhà hàng hải phương tây xưa

Tấm bản đồ hàng hải trong ảnh được vẽ vào khoảng giữa của thế kỷ 16, có lẽ là một bản đồ cổ nhất và khá đầy đủ mà các nhà hàng hải phương Tây vẽ về Phương Đông. Bản đồ gốc hiện được treo trên tường thư phòng của Hoàng Đế Phelipe II (1527-1598), trong cung điện El Escorial của Vương quốc Tây Ban Nha.

Tấm bản đồ này được vẽ cùng thời với N. Copernicus cho rằng trái đất tròn quay quanh mặt trời (1543) và  G. Galilei  mới chào  đời (1564). Thế kỷ 16 bắt đầu là triều đại nhà Lê (vua Lê Tương Dực) tiếp đó là nhà Mạc 1527-1593, ở nước ta lúc đó có tên là nước Đại Việt. Khi xem tấm bản đồ, chắc người Việt nào cũng  giật mình thấy trong khi các địa danh Cambodia (Campuchia), Champa (Chiêm Thành) được ghi rất rõ ràng, thì không thấy tên nước Đại Việt ở đâu cả. Nhìn phía bắc Champa ta chỉ thấy có một nước tên là Cauchy China. Phía trên của nước này ghi rõ là China. Đúng đó là Đại Việt ta rồi! Thì ra dưới con mắt của các nhà hàng hải đầu tiên từ Bồ Đào Nha-Tây Ban Nha, nước Đại Việt vào Thế Kỷ 16 được gọi là Cauchy China.

Vũ Minh Giang - Chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ

13/08/2015


Tác giả: GS.TSKH Vũ Minh Giang

Từ lâu Nam Bộ đã là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Vịêt Nam, nhưng do tính chất phức tạp của lịch sử nên cho đến nay vấn đề chủ quyền lãnh thổ (territorial sovereignty) vẫn còn có những nhận thức chưa thật đầy đủ. Trên cơ sở trình bày một cách hệ thống diễn biến lịch sử và phân tích những yếu tố khẳng định tính chất chính đáng, phù hợp với thông lệ quốc tế của quá trình thụ đắc lãnh thổ phía nam của dân tộc ta, bài viết này hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học và nâng cao thêm hiểu biết về chủ quyền của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ.

... Vùng đất Nam Bộ vốn là một địa bàn giao tiếp và đã từng có nhiều lớp cư dân đến khai phá. Vào khoảng đầu công nguyên, cư dân vùng đất này đã xây dựng nên nhà nước Phù Nam. Trong thời kỳ phát triển nhất vào khoảng thé kỷ V-VI, Phù Nam đã mở rộng ảnh hưởng và trở thành một đế chế rộng lớn với nhiều thuộc quốc phân bố ở phía nam bán đảo Đông Dương và bán đảo Malaca. Vào đầu thế kỷ VII đế chế Phù Nam tan rã, nước Chân Lạp của người Khmer, vốn là một trong những thuộc quốc của Phù Nam ở vùng Tongle Sap đã tấn công đánh chiếm vùng hạ lưu sông Mêkông (tương đương với vùng đất Nam Bộ ngày nay).

Danh mục một số mặt hàng phía Mỹ đề nghị Việt Nam giảm thuế nhập khẩu
Nam Thành
08-12-2019
Kinhtedothi - Theo Bộ Tài chính, Đại sứ quán Mỹ đề nghị giảm mạnh thuế nhập khẩu một số mặt hàng ngay trong năm 2020, một số mặt hàng khác đề nghị tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo.

Bộ Tài chính vừa có công văn 14813/BTC-CST gửi xin ý kiến các bộ, ngành về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung Nghị định số 125/2017/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 về Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Điểm tin báo ngày Chủ nhật 8 tháng 12 năm 2019


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ muốn phân bổ lực lượng tới Châu Á Thái Bình Dương
BBC News
8/1/2019
Lãnh đạo của Lầu Năm Góc muốn ưu tiên việc triển khai lực lượng của Hoa Kỳ đến khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, theo Bloomberg.
Ông Mark Esper, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết ông muốn chuyển lực lượng Hoa Kỳ đến đây từ vực khác từ các khu, bao gồm Afghanistan,để đối đầu với cuộc cạnh tranh quân sự đang gia tăng với Trung Quốc.
Điểm tin thế giới ngày Chủ nhật 8 tháng 12 năm 2019
Võ Thái Hà tóm lược
Hong Kong: Phe ủng hộ dân chủ xuống đường rầm rộ
BBC Nrews
8/12/2019
Hàng chục ngàn người xuống đường biểu tình ở Hong Kong hôm Chủ nhật 8/12.
Lần đầu tiên kể từ tháng Tám, cảnh sát đã cho phép một cuộc tuần hành do một trong những nhóm ủng hộ dân chủ lớn nhất ở Hong Kong, Mặt trận Nhân quyền Dân sự tổ chức.
Cảnh sát nói 11 người đã bị bắt trước khi cuộc biểu tình bắt đầu và một khẩu súng ngắn bị tịch thu.
Nguyễn Thọ - China, mối đe dọa tiềm tàng – Một sự thật khó nghe

FB Nguyễn Thọ
8-12-2019


Hội nghị thượng đỉnh NATO hôm 4.12 tại Anh đã tuyên bố coi “China có thể là một mối đe dọa” cho họ trong tương lai. NATO là khối hiệp ước quân sự của 30 nước Phương Tây giàu có, với gần 1 tỷ dân có mức sống cao nhất thế giới. NATO đươc sinh ra từ 1949 để chống lại khối Warzawa của các nước XHCN. Sau khi khối Warzawa giải tán 1992, NATO chỉ còn coi Nga và “Chủ nghĩa Khủng bố quốc tế“ (Islam cuồng tín) là mối đe dọa.

... Rõ ràng China đã trở thành hiểm họa khó xử cho nhân loại. Khó xử vì nó vừa là một kẻ phá hoại hàng đầu, vừa là một đối tác kinh tế đáng gờm. Trong khi Nga chỉ có tài nguyên để đổi chác, lại là kẻ thù lâu nay của NATO, thì China có khá nhiều linh vực để hợp tác. Thậm chí một số thành viên NATO như Balan, Hung, Tiệp đang có xu hướng học tập China dưới chiêu bài: “Dân chủ phi tự do”. Do vậy NATO bề ngoài vẫn chĩa mũi dùi vào Nga. China chỉ bị coi là “có thể”, mặc dù nguy hiểm hơn Nga.

TQ ráo riết chặn đứng đường dây chợ đen trị giá 2 tỉ USD, nước láng giềng lớn "choáng váng"
Tất Đạt
08/12/2019
Dù thiếu thịt lợn nghiêm trọng, Trung Quốc vẫn thực hiện chính sách xuất nhập khẩu khắt khe đối với các nguồn cung cấp thực phẩm chăn nuôi.
Hoạt động triệt phá các đường dây nhập khẩu thịt bất hợp pháp vào Trung Quốc đã khiến Ấn Độ - một trong những nhà xuất khẩu thịt trâu lớn nhất thế giới - gặp rắc rối lớn trong việc tìm khách hàng thay thế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét