Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2019

Bản tin ngày Thứ bảy 7 tháng 12 năm 2019


Khái niệm về tinh thần dân tộc

Trích Quốc Văn 12ABCD, 1974
(Sách dạy Quốc Văn lớp 12 các Ban A,B,C,D. Bộ Giáo Dục Việt Nam Cộng Hoà . năm 1974)


Kể từ khi lập quốc, do hoàn cảnh địa lý cũng như lịch sử cùng những kinh nghiệm, thói quen trong nếp sinh hoạt hằng ngày tích lũy dần dần tạo cho mỗi dân tộc có một sắc thái tnh thần đặc biệt gọi là tinh thần dân tộc.
Sự hưng thịnh hay suy vong của một dân tộc thường đặt căn bản trên sức mạnh tinh thần của dân tộc đó.
Riêng nước Việt Nam ta về phương diện địa lý có một hoàn cảnh đặc biệt: ở giữa núi cao biển rộng và bị kềm hãm giữa hai khối Trung Hoa và Ấn Độ. Phía Bắc giáp với Trung Hoa, một nước có nhiều dân và một nền văn minh rực rỡ từ lâu đời. Dân tộc Trung Hoa lại có khả năng đồng hóa các dân dộc lân bang. Phía nam gặp nền văn minh Ấn Độ.

Trần Ngọc Cư - Một thời mù chữ

05.12.2019

FB Trần Ngọc Cư


Tôi cắp sách đến trường ở Huế từ cấp tiểu học cho đến hết bậc đại học, rất yên chí mình là một người biết chữ. Nhưng sự tự tin này đã bị thách đố, xói mòn khá nhiều trong những lần tôi đứng trước các bia văn, các câu đối, các cổng tam quan, thậm chí cả bia mộ viết toàn bằng chữ Hán, những di sản văn hóa vẫn tồn tại rất nhiều trong và chung quanh Cố đô Huế...

... Sự khinh thị là mẹ của mọi hành vi tàn ác và bạo ngược. Việc “tàu lạ” ủi vào thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam và cảnh tượng có đến cả trăm công nhân Trung Quốc cầm gậy gộc đến hành hung một gia đình hàng quán Việt Nam trên đất Việt Nam là dấu tỏ của một sự khinh thị có từ trong huyết quản của các “đồng chí bốn tốt Trung Quốc” đối với bọn “Nam man”, một dân tộc mà họ cho là đã mang ơn Trung Quốc từ chữ viết (mà giới tinh hoa bản xứ đã sử dụng trong gần hết lịch sử của mình), đến đạo lý thánh hiền Khổng Mạnh, thậm chí đến cả sức người sức của trong các cuộc chiến tranh chống “thực dân, đế quốc” của Việt Nam Thế kỷ 20.

Nguyễn Ngọc Chính - Ngôn ngữ Sài Gòn xưa: Vay mượn từ tiếng Tàu
Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012
Có thể nói, bất kỳ một ngôn ngữ trên trái đất này cũng đều trải qua hình thức vay mượn từ các ngôn ngữ khác. Ảnh hưởng về văn hóa là một trong những tác động chính trong việc vay mượn về ngôn ngữ. Ngoài ra, còn phải kể đến các yếu tố khác như địa lý, lịch sử, chính trị và xã hội trong việc hình thành ngôn ngữ vay mượn.
Miền Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng vốn là một “melting pot”, dễ dàng hòa nhập với các nền văn hóa khác từ tiếng Tàu, tiếng Pháp và cuối cùng là tiếng Anh. Có thể lấy bài hát Gia tài của mẹ của Trịnh Công Sơn để giải thích sự vay mượn của ngôn ngữ Việt: “Một nghìn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây, hai mươi năm nội chiến từng ngày…”. Như vậy, Việt Nam đã trải qua ba thời kỳ ảnh hưởng, lần lượt theo thứ tự thời gian là của Tàu, sau đó đến Pháp và cuối cùng là Mỹ trong những năm chiến tranh gần đây nhất.
Vũ Đức Liêm - Phù Nam: Huyền thoại và những vấn đề lịch sử
03/11/2017


Bất cứ quốc gia dân tộc hiện đại nào cũng tìm kiếm cho mình một nền văn hóa, văn minh, hay một vương quốc khởi đầu qua việc kết nối với một thực thể mờ ảo trong quá khứ. Đó là nơi huyền thoại dựng nước bắt đầu, và cũng là nơi chứng kiến sự va chạm giữa các diễn ngôn lịch sử. Phù Nam là một câu chuyện như thế ở Đông Nam Á.

Trong số các nền văn hóa kim khí quan trọng trên lãnh thổ Việt Nam, từ đó phát triển các xã hội phức tạp và hình thành nhà nước: Đông Sơn/ Cổ Loa, Sa Huỳnh/Champa, Óc Eo/ Phù Nam, thì Phù Nam ít được chú ý hơn cả. Bao trùm lên nó là huyền thoại về vương quốc được hình thành đầu tiên ở Đông Nam Á, với cảng thị sầm uất như Óc Eo, trung tâm tôn giáo, chính trị như Angkor Borei. Dù chỉ tồn tại khoảng từ thế kỷ I đến thế kỷ VII CN, vương quốc này không chỉ là trung tâm của kết nối giao thương giữa các cộng đồng khu vực với Ấn Độ, Trung Hoa mà còn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong diễn ngôn chính trị-lịch sử ở thời kỳ hiện đại bởi vì dựa vào những cứ liệu lịch sử không rõ ràng của giai đoạn này mà chủ nghĩa dân tộc Campuchia tìm cách khẳng định sự hiện diện của dân tộc Khmer hàng nghìn năm trước ở vùng hạ lưu Mekong.

Ericsson và cáo buộc 17 năm đưa hối lộ ở Việt Nam

Sweden's Ericsson to pay over $1bn to settle US corruption probe

07/12/2019

Tài Trịnh


Một vụ việc vừa gây chấn động sàn chứng khoán phố Wall khi gã khổng lồ viễn thông Ericsson bị cáo buộc hối lộ suốt 17 năm ở ít nhất năm quốc gia gồm Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia, Kuwait và Djibouti (một nước ở phía Đông châu Phi). 

Tập đoàn viễn thông nổi tiếng của Thụy Điển sẽ phải nộp phạt hơn một tỷ đô-la trong một nỗ lực chống tham nhũng của chính quyền Mỹ do cổ phiếu công ty này được niêm yết trên sàn chứng khoán NASDAQ ở New York. Đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam dính líu đến các vụ hối lộ của các tập đoàn nước ngoài. 

Chính phủ Việt Nam đứng đằng sau vụ tin tặc xâm nhập mạng máy tính BMW?
Hiếu Bá Linh, dịch
6-12-2019
Hôm nay, ngày 6/12/2019, đài ARD, đài truyền hình lớn nhất nước Đức, đưa tin với tựa đề “Ngành công nghiệp ô tô Đức trong tầm ngắm – Công ty BMW bị tin tặc do thám“. Sau đây là bản dịch:
Theo thông tin từ đài BR thuộc bang Bayern miền nam nước Đức, một nhóm tin tặc đã thành công trong việc xâm nhập mạng máy tính của công ty BMW. Đó là một nhóm tin tặc người Việt mà có lẽ hoạt động cho Nhà nước Việt Nam.
Điểm tin báo ngày Thứ bảy 7 tháng 12 năm 2019


Điểm tin thế giới ngày Thứ bảy 7 tháng 12 năm 2019
Võ Thái Hà tóm lược
Hoa Kỳ giữ chức chủ tịch luân phiên Hội Đồng Bảo An
Minh Anh
07-12-2019
Kể từ 06/12/2019, Hoa Kỳ chính thức nắm chức chủ tịch Hội Đồng Bảo An trong vòng một tháng. Bà Kelly Craft, cựu đại sứ Mỹ Canada, được bổ nhiệm làm đại sứ Mỹ bên cạnh Liên Hiệp Quốc cách nay ba tháng, thay thế bà Nikki Haley, sẽ phải bảo vệ lợi ích của Washington trong các hồ sơ « nóng » tại định chế quốc tế này.
Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten giải thích :
Tin vắn Hoa Kỳ trong tuần
Vũ Linh tóm lược

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét