Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2019

Bản tin ngày Chủ nhật 29 tháng 12 năm 2019


Năng lượng tại Biển Đông (Phần 2) 

Ngô Bắc dịch
Báo cáo của Cơ Quan Thông Tin Năng Lượng Hoa Kỳ (U.S. Energy Information Administration)


NĂNG LƯỢNG TẠI BIỂN ĐÔNG

Phần 2

Quy Chế Pháp Lý và Các Tuyên Nhận Lãnh Thổ

Hiện một số nước Châu Á có nhiều sự tuyên nhận tranh giành nhau trên Biển Đông và các nguồn tài nguyên của nó. Cho đến nay, chưa có sự giải quyết quốc tế cho các tranh chấp này. [Trong Tháng 7 năm 2016, đã có phán quyết quan trọng về tình trạng pháp lý của các địa hình tại Biển Đông của Tòa Trọng Tài Thường Trực, chú thích của người dịch]

Biển Đông về mặt lịch sử đã là một nguồn cội xung đột giữa các quốc gia xung quanh. Các thuyền đánh cá từ một nước bị quấy nhiễu bởi các nước tuyên nhận khác, đôi khi dẫn tới việc thường dân bị thiệt mạng. Các công ty được một nước cấp phép để thăm dò dầu hỏa và hơi đốt thiên nhiên đã bị các tàu có vũ trang của các nước tuyên nhận khác không cho tiếp cận các khu vực tranh chấp. Các cuộc đụng độ quân sự diễn ra theo định kỳ giữa các nước duyên hải, vụ nghiêm trọng nhất diễn ra vào năm 1974, khi Trung Quốc chiếm đoạt Quần Đảo Hoàng Sa (Paracels) khỏi tay Việt Nam.

Lo ngại nào khi Trung Quốc mua và thuê nhiều đất khu vực biên giới Tây Nam?
RFA
2019-12-27


Tại Hội nghị Quân chính Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), diễn ra vào ngày 26/12, Thiếu tướng Đặng Văn Hùng, Phó Tham mưu trưởng Quân khu 7 được Báo Thanh Niên Online trong cùng ngày dẫn lời cho biết có nhiều doanh nghiệp Trung Quốc mua và thuê diện tích lớn đất trên tuyến biên giới Tây Nam giữa Việt Nam và Campuchia; tuy nhiên lý do vì sao doanh nghiệp Trung Quốc chọn mua hoặc thuê đất trên tuyến biên giới Tây Nam lại không được báo giới đề cập tới.

Tuấn Khanh  - 10 nan đề của năm 2019


Năm 2019 sắp qua, như thường lệ, những gì gây ấn tượng nhất cho người Việt sẽ được nhắc lại. Đặc biệt là nhắc lại khi đó là vấn đề không chỉ hôm nay mà của cả ngày mai. Dưới đây là 10 sự kiện hay vấn đề tạo nên dư luận, và cũng tạo nên một thái độ của người Việt về đất nước, con người và cả chế độ cầm quyền, được tạm liệt kê. Thứ tự các sự kiện không có tính bình chọn cao thấp, chỉ là tuần tự gợi nhớ.

Lê Hữu Nhạc vàng: Bên thắng cuộc


Quán nửa khuya đèn mờ theo hơi khói…
Câu hát đầu trong bài “Quán nửa khuya” của Tuấn Khanh & Hoài Linh, sáng tác năm 1961.
Đuốc lồ ô bập bùng bên ánh lửa…
Câu hát đầu trong bài “Tiếng chày trên sóc Bom-Bo” của Xuân Hồng, ra đời năm 1966.
Người nghe nhạc tinh ý dễ nhận ra hai câu nhạc giống nhau trong hai bài nhạc cùng hợp âm Mi thứ. Nếu có khác, bài “Quán nửa khuya” ghi thể điệu boléro, bài “Tiếng chày trên sóc Bom-Bo” ghi “Nhịp nhàng, rộn rã”.

Nhạc sĩ Tuấn Khanh, khi nhắc đến sự giống nhau của hai câu nhạc này, chỉ mỉm cười, lắc lắc đầu. Cái lắc lắc đầu, mỉm cười của ông cho thấy, “nhạc đỏ” có khuynh hướng theo chân “nhạc vàng boléro” từ nhiều năm trước chứ không phải đợi tới bây giờ.

Nhạc đỏ, buồn ơi chào mi!

Võ Văn Quản  - Văn Mai Hương có nên xấu hổ vì đã phản đối Luật An ninh mạng?

Không. Ngàn lần không.

29/12/2019


Sau vụ việc ca sĩ Văn Mai Hương bị phát tán các clip riêng tư được đặt trộm và quay lén ngay trong tư thất của mình, nhiều người dân và cộng đồng mạng phải lên tiếng bảo vệ cô. Tuy nhiên, cũng có một số nhóm có màu sắc “đấu tranh cách mạng” nhanh chóng lên tiếng chê bai rằng Văn Mai Hương cuối cùng cũng phải lụy tới “Luật An ninh mạng” khi ngày xưa cô này dám lên tiếng… phản đối dự thảo. Nhiều bài viết còn khẳng định vụ việc này chính là để chứng minh cho sự cần thiết của Luật An ninh mạng. 

Họ không thể lầm hơn. 

Điểm tin báo ngày Chủ nhật 29 tháng 12 năm 2019


Bắc Triều Tiên: Đảng cầm quyền họp để xác định sách lược mới với Mỹ
RFI
Trọng Thành

29/12/2019
Chế độ Bắc Triều Tiên tổ chức phiên họp toàn thể ban lãnh đạo đảng Lao Động cầm quyền để xác định sách lược mới với Hoa Kỳ, trước thời điểm ''tối hậu thư'' sắp hết hạn. Từ nhiều tuần nay, Bình Nhưỡng cảnh báo sẽ có biện pháp trả đũa, nếu Hoa Kỳ không thay đổi lập trường trong các đàm phán về giải trừ hạt nhân Bắc Triều Tiên trước ngày 31/12/2019. 

Công ước LHQ về internet: Lo ngại cho tự do ngôn luận 

RFI
Thụy My
28/12/2019 


Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 27/12/2019 đã thông qua một nghị quyết gây tranh cãi. Về mặt chính thức, một hiệp ước quốc tế sẽ được soạn thảo với mục tiêu chống lại « việc vận dụng công nghệ thông tin vào mục đích tội phạm ». Đây là sáng kiến của Nga, vốn bị cáo buộc là muốn dập tắt những tiếng nói phản biện trên internet. 

Điểm tin thế giới ngày Chủ nhật 29 tháng 12 năm 2019
Võ Thái Hà tóm lược
Kinh doanh năm 2019: Boeing, Huawei và Brexit

Martin Webber Biên tập viên Kinh doanh, BBC World Service

29/12/2019


Năm ngoái đã chứng kiến một trong những công ty lớn của Mỹ, Boeing, bị giáng một đòn mạnh vào danh tiếng của mình sau khi một trong những mẫu máy bay mới nhất là 737 Max bị tai nạn lần thứ hai.

Phi cơ của Hàng không Etopiania bị rơi làm toàn bộ 157 người trên máy bay thiệt mạng.
Thảm họa không phải do khủng bố hay do sự cố cơ học thảm khốc gây ra, mà vì các phi công không thể kiểm soát được một phần mềm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét