Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2019

Bản tin ngày Thứ bảy 28 tháng 12 năm 2019


Hoàng Văn Chí - Pháp thuật thần kỳ

28/12/2019
Trần Quốc Việt dịch
Dịch giả gửi tới Dân Luận


Hoàng Văn Chí (1913-1988) là học giả nổi tiếng chuyên viết về chế độ cộng sản ở Miền Bắc Việt Nam. Hai tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Trăm hoa đua nở trên đất Bắc và Từ thực dân đến cộng sản - Một kinh nghiệm lịch sử của Việt Nam (tiếng Anh).

Dịch từ tác phẩm tiếng Anh "The Fate of The Last Viets" của Hoàng Văn Chí, nhà xuất bản Hoa Mai, Saigon 1956, trang 9-12

Người Khờ Me giải thích sức mạnh và sự tàn bạo của con hổ qua một truyền thuyết họ kể như sau:
Ngày xưa có vị vua rất giàu có và được thần dân rất kính trọng. Trong triều vua có bốn vị đại thần, thường được gọi là bốn trụ cột của ngai vàng và một nhà chiêm tinh tài ba được gọi là "con mắt của vua". Hoàng hậu đẹp như tiên và trên thế gian không có hoàng cung nào sánh bằng cung vua.

Khôi hài khi đề nghị trao huy chương vàng cho kinh tế và Thủ tướng Việt Nam!
Thanh Hà
28.12.19
“Tiến sĩ Tuấn và huy chương zàng” là tựa bài viết của tác giả Nguyễn Tiến Tường trên trang mạng baotiengdan.com hôm 23 tháng Mười Hai vừa qua.
Thay vì dùng từ ‘huy chương vàng’, tác giả dùng từ ‘huy chương zàng’   để nói về đề nghị mà giảng viên kinh tế Đại Học Fulbright, Tiến sĩ Đỗ Thiên Anh Tuấn, đưa ra cho kinh tế và Thủ tướng Việt Nam trong năm qua.

Nguyễn Hữu Vinh - Tạo nghiệp?
12/27/2019  


Phiên tòa xử một số quan chức tham nhũng hối lộ ở Việt Nam diễn ra cuối năm đã gây nhiều chú ý trong dư luận.

Trước Tòa, là hai cán bộ nguyên Ủy viên trung ương Đảng CSVN, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, phó Ban Tuyên giáo của Đảng và các quan chức liên quan của Mobifone.
Những cán bộ này là những “đảng viên xuất sắc, những người cộng sản ưu tú” được đảng chọn để đặt vào những chức vụ nhiều khi sử dụng quyền lực và tiền bạc không giới hạn.

Năng lượng tại Biển Đông (Phần 1) 

Báo cáo của Cơ Quan Thông Tin Năng Lượng Hoa Kỳ (U.S. Energy Information Administration)


NĂNG LƯỢNG TẠI BIỂN ĐÔNG

Phần 1

Tổng Quan

Biển Đông là một hải lộ mậu dịch thế giới trọng yếu và một nguồn chất hydrocarbon tiềm năng, đặc biệt là khí đốt thiên nhiên, với những tuyên nhận tranh giành nhau về quyền sở hữu trên biển và các tài nguyên của nó.
Trải dài từ Singapore và Eo Biển Malacca ở phía tây nam đến Eo Biển Đài Loan ở phía đông bắc, Biển Đông là một trong những tuyến đường mậu dịch quan trọng nhất trên thế giới. Biển này giàu tài nguyên và nắm giữ tầm quan trọng chính trị và chiến lược đáng kể.

Trần Trung Đạo - Andrei Sakharov là nhà dân chủ

FB Trần Trung Đạo
28-12-2019


Tôi có ý định dù không viết ra là nếu có độc giả nào nghĩ nhà vật lý nguyên tử Andrei Sakharov là nhà dân chủ trong bài viết “GORBACHEV, YELTSIN, SAKHAROV AI LÀ NHÀ DÂN CHỦ?” tôi sẽ gởi tặng một món quà vui cuối năm để kỷ niệm.

Trước đây trên FB này tôi cũng có lần làm như vậy khi mời đoán nội dung một bức ảnh khó hiểu chụp ở Bhutan.

Điểm tin báo ngày Thứ bảy 28 tháng 12 năm 2019


Tin vắn Hoa Kỳ trong tuần
Vũ Linh tóm lược
Khi nào Trung Quốc sụp đổ?

Jackhammer Nguyễn
28-12-2019


Thị trường chứng khoáng Mỹ lên cao trong ngày thứ Sáu 27-12-2019. Một trong những nguyên nhân thúc đẩy các nhà đầu tư mua vào cổ phiếu là việc công bố các số liệu kinh tế của Trung Quốc. Theo các số liệu này thì lợi nhuận của các công ty Hoa Lục trong tháng 11 tăng nhanh nhất trong tám tháng trước đó, sau vài tháng sụt giảm (CNBC, Reuters).

Trước đó, hãng xe điện Mỹ Tesla công bố một khoảng vay tiền của các ngân hàng Trung Quốc để vận hành nhà máy của Tesla tại Thượng Hải, Trung Quốc. Những chiếc xe điện Tesla đầu tiên Made in China sẽ xuất xưởng vào cuối năm 2019.

Điểm tin thế giới ngày Thứ bảy 28 tháng 12 năm 2019
Võ Thái Hà tóm lược

NHỮNG TỬ HUYỆT CỦA CON RỒNG ĐỎ TRUNG CỘNG.

Nguyễn Vĩnh Long Hồ
12/2019


I. NHỮNG ĐẬP NƯỚC TRÊN THƯỢNG NGUỒN SÔNG MEKONG:

Con sông Mekong bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, chảy dài trên 6.380 km qua 6 quốc gia: Trung Cộng, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam là nguồn sống của cả 100 triệu người ở các quốc gia hạ nguồn như Lào,
Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Sông Mekong có tới 1.245 loại cá, chỉ đứng sau sông Amazon ở Nam Mỹ. Hàng năm, có đến 2 triệu tấn cá được đánh bắt ở các quốc gia hạ nguồn. Riêng tại Biển Hồ (Tonle Sap) ở Camphuchia cũng đánh bắt được 400.000 tấn thủy sản để xuất cảng, có nhiều loại cá bông lau nặng tới 300 kg. Việc Trung Cộng liên tục xây dựng nhiều đập thủy điện trên sông Mekong, bất chấp hậu quả vô cùng tai hại mà báo chí Thái Lan gọi là chính sách “THE WHITE COAL” nhằm thao túng và gây áp lực chính trị với các quốc gia dưới hạ nguồn. Thái Lan gọi đó “THE RAP OF A RIVER”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét