Thứ Ba, 17 tháng 12, 2019

Bản tin ngày Thứ ba 17 tháng 12 năm 2019


Quốc hồn đã tỉnh hay chưa? Nỗi đau tủi hổ năm xưa vẫn còn
Thuần Dương
28/11/19
Sau hơn một thế kỷ Phan Chu Trinh kêu gọi quốc hồn thức tỉnh, đọc lại những vần thơ ẩn chứa nụ cười chua xót, tủi hổ đã từng khiến nhiều người choáng váng choàng tỉnh… bỗng giật mình, dường như đâu đó vẫn còn những điều chưa hề đổi thay.
Tỉnh quốc hồn ca I đã vẽ nên bức tranh u ám về những thói hư tật xấu của người Việt trong bối cảnh đất nước lâm nguy. Đứng trước dòng chảy dữ dội trong và ngoài nước, đứng trước đòi hỏi phải vươn mình “xốc vác cựu giang san”, đời đã mới mà người vẫn chưa đổi mới, Phan Chu Trinh cũng như nhiều nhân sĩ khác cùng thời đã nhận thấy người Việt vẫn đang ở trong mê mộng mà sống từng ngày: “mộng khoa cử, mộng quan trường, mộng xôi thịt,…”.
Mỹ áp thuế hơn 450% lên thép Việt Nam có xuất xứ từ Đài Loan, Hàn Quốc
RFA
2019-12-17
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) ngày 16/12 ra thông báo chính thức áp mức thuế 456% đối với một số sản phẩm thép được sản xuất tại Đài Loan hoặc Hàn Quốc, chuyển đến Việt Nam để gia công rồi xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Quyết định của Bộ Thương mại Mỹ được đưa ra trước việc cơ quan này phát hiện một số sản phẩm thép chống ăn mòn và thép cán nguội được dán mác sản xuất ở Việt Nam, nhưng thực chất sử dụng thép nền ở Đài Loan hoặc Hàn Quốc, nhằm tránh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ giá của Mỹ.
Đại-Dương: CSVN lội dòng nước ngược
December 16, 2019
 luongtruong
Sinh hoạt của loài người thay đổi theo thời gian và nhu cầu nên mọi quốc gia cần thích ứng mới có thể bắt kịp nhịp sống trên quả địa cầu.
Từ lâu, giới tinh hoa hoặc “tự nhận tinh hoa” dù chỉ làm cai phu đồn điền cao su, hoặc thiến heo vẫn có thể lên tới chức Chủ tịch Nhà nước. Chúng đã ngồi trên đầu, cởi cổ người dân và hưởng mọi tiện nghi tự ban cho trước sự thống khổ vô cùng tận của quảng đại quần chúng. Bọn lãnh đạo chính trị, kinh tế, truyền thông tha hồ soạn thảo luật pháp, đạo luật, quy tắc nhằm kìm kẹp nhân loại bất chấp quyền lợi dân tộc.
Cảnh sát Nhật bắt 'siêu chôm đồ' Việt Nam
BBC News
17/12/2019
Cảnh sát Nhật điều tra vụ phụ nữ Việt ăn cắp đồ tại nhiều tiệm thuốc trị giá hơn 250 ngàn đôla.
Một phụ nữ Việt Nam, bị bắt hồi tháng Chín vì nghi ngờ trộm cắp, đã chôm đồ trị giá khoảng 28 triệu yên (256.000 đô la) tại nhiều tiệm thuốc ở Tokyo và chín tỉnh khác trong năm qua, cảnh sát Nhật được hãng tin Kyodo đưa tin hôm thứ Ba 17/12.
Cảnh sát nghi Nguyễn Thị Phương Uyên, 21 tuổi, lấy khoảng 8.300 đồ mỹ phẩm và các mặt hàng khác trong 161 vụ trộm cắp kể từ tháng 10 năm ngoái.
Đức Huỳnh Phú Sổ: đạo, đời và đảng chính trị là một.
Nguyễn Quang Duy
Đức Huỳnh Phú Sổ sinh tại làng Hoà Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc ngày 15/1/1920, nhằm ngày 25/11 năm Kỷ Mùi, gần 100 năm trước.
Đức Thầy vừa khai sáng Phật Giáo Hòa Hảo, vừa thành lập đảng Dân Xã, triết lý đạo, đời và đảng chính trị của Đức Thầy xét thấy rất gần với triết lý xây dựng thể chế chính trị tại Hoa Kỳ.
Kỷ niệm 100 năm ngày Đức Thầy đản sinh là dịp để chúng ta suy ngẫm về con đường toàn dân chính trị Thầy đề ra.
Phan Thanh Giản dưới mắt người Pháp

Nguyễn Thế Anh

Nguồn: Tập San Sử Địa, 7-8, Đặc khảo Phan Thanh Giản


Từ hiệp ước I862, cho đến khi thượng tướng La Grandière sáp nhập nốt ba tỉnh miền Tây Nam-kỳ, Phan Thanh Giản đã giữ một vai trò chính yếu trong các sự giao thiệp giữa triều-đình Huế và người Pháp : ông đã đại diện cho triều-đình để ký hiệp ước I862, ông đã cầm đầu một phái bộ qua Pháp để điều đình về những vấn đề liên quan tới hiệp ước ấy ; được cử làm kinh lược ba tỉnh miền Tây Nam-kỳ, ông đã phải đương đầu với chính sách bành trướng rất hoạt động của La Grandière. Tất nhiên, Phan Thanh Giản đã là một trong những vị quan Việt-Nam tiếp xúc nhiều nhất với người Pháp, và vài sĩ quan Pháp đã tường thuật lại một số những cuộc tiếp xúc này. Các tài liệu ấy cho phép chúng ta được biết người Pháp đã nhìn Phan Thanh Giản ra sao.

ĐÔNG NAM Á VÀ QUYỀN CÓ NƯỚC SẠCH

(Southeast Asia and the right to safe water)

Sam Geall – Bình Yên Đông lược dịch
The Third Pole – November 20, 2019


Vào ngày 6 tháng 11, Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)) đã thừa nhận rằng thay đổi khí hậu làm cho mực nước sông Mekong trong năm nay xuống thấp bất thường – biến dòng sông hùng vĩ thành những dòng nước nhỏ ở nhiều nơi, ngay cả trong mùa mưa.  MRC cũng nói rằng việc xây đập đã đóng góp phần lớn.  Cơ quan liên chánh phủ thêm rằng cần có sự chia sẻ dữ kiện tốt hơn giữa các quốc gia, khi đề cập đến việc tham vấn cho dự án thủy điện Luang Prabang của Lào, một trong chuỗi dự án thủy điện gây nhiều tranh cãi đang được hoạch định, xây cất hay hoạt động ở nước nầy.

Mệ Bông Những ký ức về cung đình xưa 

Trịnh Bách


Vào cuối Xuân năm 1930, nhà báo Mỹ W. Robert Moore đã có mặt tại kinh đô Huế để mục kích lễ đón tiếp Vua và Hoàng Hậu Thái Lan của triều đình Việt Nam. Vì Hoàng đế Bảo Đại lúc bấy giờ còn đang du học tại Pháp, nên hai vị Thái hoàng Thái hậu phải đảm nhiệm việc tiếp khách. Những nghi lễ và sự hoành tráng của các buổi tiếp tân, yến tiệc đã khiến ông Moore hồi tưởng lại các dịp lễ tương tự ông đã chứng kiến ở đế đô Bắc Kinh, Trung Quốc, trước Cách Mạng Tân Hợi 1911.

Điểm tin báo ngày Thứ ba 17 tháng 12 năm 2019


Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 17 tháng 12 năm 2019
Võ Thái Hà tóm lược
Donald Trump muốn cải tổ hay "xóa sổ" Tổ Chức Thương Mại Thế Giới ?

Thanh Hà

17.12.19


Không phải chỉ có Liên Minh Bắc Đại Tây Dương – NATO – bị « chết não », như tuyên bố của tổng thống Pháp Emmanuel Macron, mà Tổ Chức Thương Mại Thế Giới – WTO – cũng ở trong tình trạng tương tự, hoặc « chết lâm sàng », theo như nhận định của báo Thụy Sĩ Le Temps.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét