Thứ Tư, 25 tháng 12, 2019

Bản tin ngày Thứ tư 25 tháng 12 năm 2019


Cánh Cò - Bản án nào dành cho Toà án Nhân dân Hà Nội?

Thứ Hai, 12/23/2019


Từ xưa nay tòa án dĩ nhiên dành đề xử kẻ vi phạm luật pháp. Qua điều tra cũng như bằng chứng phạm tội tòa sẽ dựa vào đề nghị của công tố mà đưa ra phán quyết một bản án phù hợp với Hiến pháp. Tòa án sẽ căn cứ trên những hành vi thành khẩn nhận tội, khai ra đồng phạm, giao nộp tang vật để có căn cứ xét giảm bản án như hình thức khuyến khích can phạm hợp tác với tòa án trong những vụ án hình sự. Tòa án hoàn toàn không có quyền miễn giảm án cho can phạm thông qua những đề nghị có tính chất chính trị hay đảng phái, tôn giáo.
... Nếu Tòa án Nhân dân Hà Nội chấp nhận lá đơn của Hội đồng Chứng minh và Hội đồng trị sự Trung ương của Phật giáo Việt Nam thì bản thân tòa án đã vi phạm hiến pháp Việt Nam, vi phạm niềm tin vào công lý của nhân dân và hơn thế nữa nó chứng minh rằng tòa án không đủ bản lãnh, tư cách lẫn hiểu biết về luật pháp để mặc chiếc áo đen bệ vệ trước tòa nhưng đôi chân vẫn còn mang đôi dép râu cố hữu của tinh thần cách mạng hơn 70 năm về trước.

Ấm lạnh Noel 2019 với các tù nhân lương tâm!
Nguyễn Hoàng

2019-12-24


24 tháng 12 năm nay vẫn như năm ngoái, quanh Nhà thờ Lớn Hà Nội người chặt như nêm cối. Tiếng ngân vang của những bản thánh ca bất hủ, những giai điệu về tình thương và sức mạnh của Chúa Hài đồng huyền diệu… Dẫu vậy, từ tối đến giờ, chúng tôi cùng một số cơ đốc nhân, không để bị chi phối bởi ngoại cảnh, chỉ tập trung mỗi cầu nguyện cho các tù nhân lương tâm. 

... Xưa nay, lễ Chúa Giáng Sinh là mùa lễ của phẩm giá con người. Chúa xuống trần để nâng cao phẩm giá con người. Chúa làm người để con người được kính trọng. Con người cao quý vì đã được nâng lên làm con Thiên Chúa. Như thế, lễ Giáng Sinh là lễ của niềm vui. Vui vì con người được Thiên Chúa yêu thương. Vui vì con người được nâng lên địa vị cao trọng. Nhưng ở Việt Nam, mùa Giáng sinh bao năm qua vẫn lại là những ngày lễ đượm buồn… buồn nhưng vẫn lạc quan và tin tưởng. Hôm nay khi đọc Kinh Tin Kính đến câu “Vì loài người chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi, Người đã từ trời xuống thế”, ta hãy quỳ gối trước tình yêu thương cao cả của Chúa dành cho ta. Quỳ gối để suy niệm sự cao cả của các anh chị em vì đã được Chúa yêu thương. Vâng, các chế độ hưng rồi phế, nhưng tấm gương nghĩa hiệp về cuộc đấu tranh của các anh chị tù nhân lương tâm và cũng là của chúng ta, sẽ trường tồn theo năm tháng và lịch sử dân tộc!

CÁC QUỐC GIA MEKONG HỨA HỢP TÁC NHƯNG KHÔNG NÓI ĐẾN
NHỮNG TRANH CHẤP VỀ VIỆC XÂY ĐẬP

(Mekong Nations Promise Cooperation But Skip
Disputes Over Damming The River)

Donald Kirk – Bình Yên Đông lược dịch
Forbes – November 28, 2019


Nam Hàn ôm chặt 5 quốc gia Đông Nam Á dọc theo sông Mekong trong một kế hoạch có vẻ táo bạo để phát triển dòng sông vì lợi ích của “người dân, hòa bình và thịnh vượng”, nhưng chứa đựng nhiều nguy hiểm đang đối mặt với sự hiện hữu của nó.

Vâng, Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in tuyên bố “phát triển Mekong là phát triển Triều Tiên.”  Không, ông và các lãnh đạo của 5 quốc gia Mekong, Việt Nam, Cambodia, Thái Lan, Lào và Myanmar, chẳng nói một tiếng về các vấn đề đang đe dọa con sông hùng vĩ và hàng triệu người dựa vào đó để sinh tồn.

Trần Trung Đạo - Câu chuyện về bức ảnh lịch sử sang trang 25-12-1991

FB Trần Trung Đạo
24-12-2019


Bức hình mang ý nghĩa một chế độ độc tài toàn trị kéo dài suốt 74 năm với 20 triệu người bị giết trong các cuộc thanh trừng đẫm máu, đấu tố và lao động khổ sai trong các trại tập trung vùng Siberia, vừa chấm dứt.
Liên Sô có đạo quân hiện dịch 4 triệu 9 trăm ngàn và 35 triệu quân dự bị trong tuổi từ 18 đến 35. Liên Sô có một ngân sách quốc phòng vào thời điểm 1990 đã lên đến 290 tỉ Mỹ kim. Liên Sô vào năm 1986 có tới 45 ngàn đầu đạn nguyên tử.

Quang Thành - Nỗi lo chủ quyền từ ông Tổng Trọng dự báo rắc rối 2020?
25/12/2019
Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại tham vọng chiếm lĩnh lấy Biển Đông, mà Việt Nam là một quốc gia mà Bắc Kinh sẵn sàng tráo đổi lợi ích quan hệ tương quan hai nước để đổi lấy lợi ích cốt lõi chủ quyền quốc gia khi cần thiết.
Nỗi lo ngày càng tăng về chủ quyền
Dù cố gắng tỏ ra lạc quan về sức mạnh bảo vệ chủ quyền quốc gia, và dù không nêu đích danh tên nước, nhưng khi ông Nguyễn Phú Trọng đánh giá tình trạng “hiện nay có những nước vẫn nhòm ngó, tranh chấp chủ quyền, muốn xâm phạm độc lập chủ quyền của chúng ta”, thông qua đó kêu gọi “không chỉ giao lưu bề nổi mà Bộ Quốc phòng, Quân ủy tiếp tục đi sâu, làm sâu sắc bài học chiến tranh cách mạng, sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc” đã thể hiện sự gia tăng đột biến nỗi lo chủ quyền từ người đứng đầu Đảng-Nhà nước Việt Nam.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu nhận xét về "An Nam đại quốc họa đồ" 

Nguyễn Đình Đầu

Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (76), 2009


Tên bản đồ này được ghi trân trọng bằng chữ Hán 安南大國畫圖, bằng chữ quốc ngữ An Nam đại quốc họa đồ và dịch ra tiếng Latinh là Tabula Geographica imperii Anamitici. Nguyên bản họa đồ khá lớn, ngang 40, dọc 80cm, ấn hành theo cuốn Nam Việt dương hiệp tự vị ( Dictionarium Anamitico – Latinum) mà tác giả là Giám mục Taberd, xuất bản tại Serampore (Ấn Độ) năm 1838.

Jean – Louis Taberd (tên Việt là Từ) sinh tại Saint–Etienne (Pháp) ngày 18/6/1794, thụ phong linh mục tại Lyon vào năm 1817, gia nhập Hội Thừa sai Paris vào năm 1820, và được hội này bổ nhiệm đi truyền giáo tại xứ Nam Kỳ, thuộc Việt Nam ngày nay. Ngày 7/11/1820, ông rời Pháp đến Đàng Trong-Việt Nam truyền giáo. Tới nơi, Taberd nỗ lực học tiếng Việt và viết các thứ chữ Hán, Nôm, quốc ngữ Latinh mà tư liệu học tập tốt nhất có lẽ là Tự vị Annam – Latinh (Dictionarium Anamitico – Latinum) của Bá Đa Lộc (Pierre Pigneau de Béhaine) hoàn thành từ năm 1773. Taberd chủ yếu lo việc đào tạo các giáo sĩ bản quốc.

Lea E Williams - Trường hợp đặc biệt của Việt Nam

Lea E. Williams là Chủ tịch Khoa Lịch sử Châu Á của trường đại học Brown, Hoa Kỳ.

24/12/2019
Trần Quốc Việt dịch


Từ lâu trước khi đế quốc Trung Quốc thống nhất, rất nhiều dân tộc sống ở những vùng miền tây và miền nam mà ngày nay thuộc về Trung Quốc. Nền văn minh Trung Quốc, ra đời dọc theo sông Hoàng Hà ở phương bắc, rồi theo thời gian di chuyển giống như băng hà để bao phủ những vùng đất ở phương nam. Cũng giống như băng hà, văn minh Trung Quốc không đến được nhiều vùng cao nguyên, nên những dân tộc trên vùng cao vẫn tiếp tục duy trì nếp văn hóa truyền thống của họ. Những dân tộc không phải là người Trung Quốc, nằm ngay trên con đường tiến của nền văn minh xâm lăng, thông thường phải chạy trốn hay phải chấp nhận Hán hóa.

... Người Tàu đã nhiều lần cố gắng bình định Phương Nam một lần nữa. Tất cả đều thất bại. Mông Cổ kéo quân sang Việt Nam, và những kẻ kế thừa họ, các vua nhà Minh, cũng kéo quân sang trong thời kỳ bành trướng mà chứng kiến những cuộc hải hành của Trịnh Hòa. Nhà Thanh can thiệp trong cả hai thế kỷ mười tám và mười chín, lần đầu trong cuộc tranh đấu trong nước để giành ngai vàng Việt Nam và lần thứ hai ngăn chặn sự xâm lược của Pháp... Chủ đề trường tồn nhất trong lịch sử Việt Nam là chủ đề về cuộc đấu tranh gìn giữ nền độc lập từ Trung Quốc.

Điểm tin báo ngày Thứ tư 25 tháng 12 năm 2019


Giáo hoàng Phanxicô kêu gọi bảo đảm an ninh cho vùng Trung Đông

25/12/2019 


Thanh Phương 

Trong thông điệp truyền thống Urbi et Orbi nhân ngày lễ Giáng Sinh hôm nay, 25/12/2019, giáo hoàng Phanxicô đã kêu gọi cộng đồng quốc tế “bảo đảm an ninh cho vùng Trung Đông, đặc biệt là tại Syria”. Từ ban công chính của đại giáo đường Thánh Phêrô ở Roma, Ngài còn kêu gọi giúp đưa Liban ra khỏi khủng hoảng. 

Trong thông điệp, giáo hoàng Phanxicô lên án hành động của những nhóm cực đoan tại châu Phi, nhất là ở Burkina Faso, Mali, Niger và Nigeria. Ngài cũng an ủi những người tại châu lục này đang bị bách hại vì đức tin tôn giáo của họ, nhất là những nhà truyền giáo và những giáo dân bị bắt cóc.

Điểm tin thế giới ngày Thứ tư 25 tháng 12 năm 2019
Võ Thái Hà tóm lược

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét