Tưởng Năng Tiến –
Bác Tổng
Tôi nói thật, Tổng
Bí Thư hiện nay thực sự là nhà lý luận có tầm tư tưởng.
Võ Văn Thưởng
Trong Chuyện Kể Năm
2000, tập II (nxb Câu Lạc Bộ Tuổi Xanh, California - U.S.A ) nơi trang
254 có câu: “Đồng chí Tổng Bí Thư nói nếu nhìn một phụ nữ đẩy xe bò mà trong
lòng không xúc động thì không còn phải là người cộng sản nữa.”
Tôi hỏi tác giả:
Ông TBT nào nói thế?
Bùi Ngọc Tấn cười nụ:
Thì ông nào mà chả nói thế!
Hoá ra, tất cả mọi đồng chí TBT đều thương dân cả.
Yêu nước cũng thế, cũng là thuộc tính bất biến của những người
Cộng Sản (nói chung) và qúi vị TBT (nói riêng) theo như lời ông Nguyễn
Phú Trọng nói với cử tri – vào hôm 15 tháng 10 năm 2019:
Huy Phương -Trân trọng với chữ nghĩa
December 8, 2019
Kính gửi đến những ai có lòng với
chữ nghĩa.
Ấn Quang Đại sư, thuộc phái Tịnh
Độ Tông của Trung Quốc, thế kỷ XIX, đã từng có phát biểu, đề cao “chữ nghĩa:”
“Chữ nghĩa là của cải quý báu
nhất trong thế gian, có thể khiến kẻ phàm thành thánh, biến kẻ ngu thành trí, kẻ
nghèo hèn thành phú quý, kẻ tật bệnh trở thành khỏe mạnh. Đạo mạch thánh hiền
được lưu truyền thiên cổ; kinh doanh nuôi sống mình và gia đình, để của cải lại
cho con cháu, không việc gì chẳng nhờ vào sức lực chữ nghĩa. Nếu trên đời không
có chữ nghĩa, hết thảy sự lý sẽ đều chẳng thành lập được, con người cũng chẳng
khác gì cầm thú!”
08/05/2013
https://drive.google.com/open?id=0B7vxHAQlq7jzRWdZVFdyTnB6dDd2cllpd0lYc3FJNjg5VzNB
Người phụ nữ Việt Nam mở nước đầu tiên không ai khác hơn là Hai Bà Trưng. Tiểu sử cũng như sự nghiệp của Hai Bà đã được nói đến nhiều. Có lẽ chỉ cần thêm một ý kiến về Hai Bà hầu như ít được nêu ra. Đó là trong lịch sử thế giới, Hai Bà khởi nghĩa chống ngoại xâm năm 40 sau Công nguyên, là những bậc nữ lưu đầu tiên đứng lên tranh đấu giành độc lập cho đất nước, trước nữ anh hùng Jeanne d’Arc (1412-1431) của Pháp gần 14 thế kỷ.
Người phụ nữ Việt Nam mở nước đầu tiên không ai khác hơn là Hai Bà Trưng. Tiểu sử cũng như sự nghiệp của Hai Bà đã được nói đến nhiều. Có lẽ chỉ cần thêm một ý kiến về Hai Bà hầu như ít được nêu ra. Đó là trong lịch sử thế giới, Hai Bà khởi nghĩa chống ngoại xâm năm 40 sau Công nguyên, là những bậc nữ lưu đầu tiên đứng lên tranh đấu giành độc lập cho đất nước, trước nữ anh hùng Jeanne d’Arc (1412-1431) của Pháp gần 14 thế kỷ.
Sau Hai Bà Trưng, trong số những phụ nữ mở nước, phải kể đến
các công chúa Huyền Trân, Ngọc Vạn và Ngọc Khoa.
Nguyễn Ngọc Chính -
Ngôn ngữ Sài Gòn xưa: Vay mượn từ tiếng Pháp
Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012
Sang đến thời kỳ “một trăm năm đô hộ giặc Tây” (Trịnh Công
Sơn, Gia tài của Mẹ), Việt Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng đã trở thành thuộc
địa của Pháp. Cũng vì thế, tiếng Pháp đã có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống văn
hóa, xã hội của người Việt. Tiếng Pháp được sử dụng trong các văn bản, giấy tờ
của Chính phủ Bảo hộ và trong giảng dạy ở nhà trường, bên cạnh đó là các loại
sách báo thâm nhập đời sống thường ngày của người dân.
Nguyễn Lưu Viên - Ý nghĩa chữ Cochinchine
Nam Kỳ, Pháp gọi
là Cochinchine, vậy danh từ Cochinchine có từ đâu ra ?
Theo sách “Cochinchina:
Reassessment of the Origin and Use of a Westernized Place Name” by Dinh D.
Vu, Ph.D. [Vietnamese translation by Dr. Hoang Xuan Chinh] Meadows Place Texas,
2000, thì:
1 - Theo Ông Aurousseau
(1924), cố Giám-đốc Trường Viễn Đông Bác Cổ [École Francaise d’Extrême Orient],
thì nước Viet Nam thời xưa không được người Bồ-đào-nha [Portugais]
hoặc người Âu châu biết đến một cách trực tiếp trước năm 1515, do đó sự hiểu biết
tên nước đó phải được người Arab giới thiệu với Tây Phương. Ông chứng minh rằng
chữ Cochinchina là do chữ Bồ-đào-nha Quachymchyna , mà chữ này lại bắt
nguồn từ chữ Arab “Kawci-min-cin”.
Lưu Trọng Văn - Vì sao ông Chung nổi điên lên?
FB Lưu Trọng Văn
8/12/2019
Ông Nguyễn Đức Chung nói:
"Hôm nay các bác vẫn cứ băn khoăn chỗ các chuyên gia Nhật sử dụng công nghệ
nano tại sông Tô Lịch, tôi xin nói rõ thế này. Sau một thời gian họ xin thử nghiệm,
đơn vị này vào thử nghiệm nhưng không hề xin phép TP...
TP này không phải để cho một
ông, một công ty vào đây làm trò đùa cho cả thiên hạ, làm bức xúc xã hội, tôi
phải nói thật với các bác như thế... Tôi dù không phải chuyên ngành về lĩnh vực
này, nhưng dám khẳng định không có một công nghệ nào không thu gom đưa vào nhà
máy xử lý mà xử lý được 180.000m3 nước thải xả vào sông Tô Lịch".
Nguyễn Ngọc Chu - Khí phách Nhật Bản
FB Nguyễn Ngọc Chu
9-12-2019
1. NHỮNG LỜI GAN RUỘT CỦA JEBO
“Mỗi lần đến Hà Nội của các bạn,
nhìn dòng sông Tô Lịch chảy giữa thành phố và những “dòng sông chết” khác bốc
mùi hôi thối ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe người dân, chúng tôi đã luôn ấp ủ về việc có thể mang công nghệ tiên tiến
của Nhật Bản để giúp người dân Hà Nội bớt khổ hơn nhưng có lẽ lòng tốt của
chúng tôi đang đặt không đúng chỗ chăng?
Thật lòng mà nói, đến giờ phút
này, biết bao công sức, tiền của, thời gian của chuyên gia Nhật Bản chúng tôi
vì người dân Hà Nội để thực hiện Dự án tài trợ miễn phí thí điểm xử lý sông Tô
Lịch này” (dantri.com.vn, 07/12/2019).
Công đoàn độc lập ở Việt Nam: Con đường còn dài
Thanh Phương
RFI
09 tháng 12 năm 2019
Để đáp ứng đòi hỏi của các hiệp
định tự do mậu dịch, Việt Nam đã buộc phải sửa đổi Luật Lao động. Văn bản sửa đổi
đã được các đại biểu Quốc Hội Việt Nam thông qua ngày 20/11/2019.
Sẽ có hiệu lực vào năm 2021, luật
mới đặc biệt cho phép thành lập các công đoàn độc lập, tức là không thuộc Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam, công đoàn duy nhất hiện nay. Đây được coi là một
thay đổi quan trọng nhất trong Luật Lao động của Việt Nam.
Nguyễn Quang Dy - Việt
Nam 2019: Chưa thoát khỏi ngã ba đường
Thanh Hà
9.12.19
Cứ đến cuối năm, thời gian thường trôi nhanh “tựa cánh chim
bay”. Người ta nói “năm con heo” là năm cuối của 12 con giáp nên thường có nhiều
biến động. Những người bi quan cho rằng Việt Nam đang “họa vô đơn chí”, còn những
người lạc quan trông chờ vào quy luật “cùng tắc biến”. Trong khi cánh cửa cơ hội
cho Việt Nam đang khép lại thì thách thức ngày càng nhiều và nguy cơ ngày càng
lớn. Muốn dự báo năm mới phải nhìn lại năm cũ. Chưa biết triển vọng năm 2020 sẽ
thế nào, nhưng đến cuối 2019, Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi ngã ba đường. Có nhiều
nguyên nhân, nhưng dường như “Hà Nội không vội được đâu”!
Điểm
tin báo ngày Thứ hai 9 tháng 12 năm 2019
Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 9 tháng 12 năm 2019
Võ Thái Hà tóm lược
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét