Chính trị Trung
Quốc, từ thời phong kiến đến thời Mao hay ngày nay đều luôn tồn tại hai lực mâu
thuẫn đối kháng có tính triệt tiêu nhau.
Không ai thuộc sử
Trung Hoa hơn Mao Trạch Đông. Trong thời gian ở Diên An, Mao đã khai triển
những mâu thuẫn xã hội thành một học thuyết sau này được gọi là Mâu Thuẫn Luận
của Mao.
Như Mao kể lại
trong một bữa cơm với Bác sĩ Lý Chí Thỏa và được Bác sĩ Lý ghi lại trong hồi ký
được xuất bản ở Mỹ: “Trong chiến tranh chống Nhật, các đồng chí đề nghị tôi
giảng về triết học tại Ðại Học Kháng Nhật ở Diên An, tôi nghĩ cần thiết phải
phối hợp lý thuyết chủ nghĩa Mác và thực tiễn của Trung Hoa, thế là tôi viết
hai bài đó. Tôi dành hai tuần để viết bài ‘Bàn về mâu thuẫn’ nhưng chỉ tốn hai
giờ để trình bày“.
Điều đó cho thấy,
Mao dành nhiều thời gian để suy nghĩ và vận dụng các mâu thuẫn xã hội để duy
trì quyền cai trị độc tài tuyệt đối của mình. Một trong những hệ quả của việc
vận dụng các mâu thuẫn là cuộc “Cánh mạng văn hóa” đẫm máu với khoảng 2 triệu
người bị giết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét