Thứ Năm, 15 tháng 8, 2019

Bản tin ngày Thứ năm 15 tháng 8 năm 2019


Nguyễn Quang Dy - Biển Đông khủng hoảng lần 2: Đối đầu tại bãi Tư Chính leo thang
 15/8/2019
Biển Đông khủng hoảng lần 1 khi Trung Quốc bất ngờ hạ đặt dàn khoan HD-981tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam (tháng 5-7/2014), làm Hà Nội bị sốc và quan hệ hai nước khủng hoảng. Đồng thời, Trung Quốc còn ráo riết thay đổi thực địa bằng bồi đắp và quân sự hóa các đảo/đá mà họ chiếm tại Hoàng Sa và Trường Sa, để kiểm soát Biển Đông theo “đường chín đoạn”,  vi phạm trắng trợn luật biển quốc tế năm 1982 (UNCLOS).
Nguyễn Tường  Thuỵ - Cái tát vào ‘thế lực thù địch’ hay vào mặt Trí Chính và Hà Nội Mới!

(VNTB) - Ngày 12/8/2019, Hanoimoi online có bài viết với cái tít rất “đanh thép”: “Câu trả lời đích đáng cho những luận điệu xuyên tạc”, ký tên Trí Chính.


Không biết Hanoimoi có nhà báo, hay nhà tuyên giáo nào đó tên là Trí Chính không. Nhưng thôi, cứ ghi nhận có một bút danh như thế để nhắc tới cho tiện.

Thế lực thù địch chống phá như thế nào?

Mở đầu bài viết bằng một câu đã thành quen mà ai làm công việc tuyên truyền cũng thuộc nằm lòng:

Nguyễn Thuỳ Dương - Giặc là ai ?  Ai là giặc ?

FB Nguyễn Thuỳ Dương


Chúng ta còn nhớ Cô gái chọi chiếc giầy vào Bà Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm không ?

Bài viết này là của Cô ấy đó, cô tên Nguyễn Thùy Dương

Tác giả bài viết là một Dân oan Thủ Thiêm.

Không quá khó để bắt gặp đâu đó cách giải thích, tranh luận kiểu như là: “Đất nước này đã phải đánh đổi quá nhiều đau thương mất mát để có hoà bình. Cố gắng nhẫn nhịn đừng để các thế lực thù địch nhân cơ hội làm rối xã hội. Nếu chiến tranh nổ ra sẽ gây đau thương cho Nhân Dân. Dân tộc này đã quá dư đau khổ.”

Cách mạng tháng Tám và ba điều xét lại

15/08/2019
Võ Văn Quản


Hơn 70 năm sau Cách mạng tháng Tám (August Revolution), bản chất của một trong những biến cố chính trị quan trọng nhất trong lịch sử đương đại Việt Nam vẫn tiếp tục còn trong vòng tranh cãi giữa sử gia, học giả cũng như những nhà quan sát. 
Nguyễn Thị Hồng Vân - Chủ quyền (Sovereignty)
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Vân

Khái niệm “chủ quyền” (sovereignty) gắn liền với các quốc gia – dân tộc được coi là có nguồn gốc từ Hòa ước Westphalia năm 1648, khi các chính phủ lúc bấy giờ ngừng hỗ trợ những nhóm cùng tôn giáo chống lại các nhà nước của họ, đồng thời thừa nhận quyền tài phán dựa trên lãnh thổ của các vương triều, gắn liền với việc tuân thủ chính sách không can thiệp vào biên giới lãnh thổ đã được xác định của các vương triều đó.
... Những người ủng hộ Trách nhiệm bảo vệ lập luận rằng chủ quyền là một trách nhiệm chứ không phải một đặc quyền của các quốc gia. Theo đó, một khi một quốc gia có chủ quyền không đủ khả năng hoặc không muốn bảo vệ người dân của mình trước một số thảm họa nhân đạo nhất định thì cộng đồng quốc tế có quyền can thiệp vào quốc gia đó để ngăn chặn các thảm họa nhân đạo, bảo vệ sinh mạng thường dân của các quốc gia đó. 
Điểm tin báo ngày Thứ năm 15 tháng 8 năm 2019


Chứng khoán toàn cầu bị bán tháo vì lo suy thoái kinh tế
Russell Hotten BBC News, New York
Thị trường chứng khoán toàn cầu rớt giá giữa lúc những lo ngại về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và nền kinh tế toàn cầu khiến các nhà đầu tư đua nhau bán cổ phiếu.
Phân tích của Michelle Fleury
Phóng viên kinh doanh tại New York
Tín hiệu suy thoái từ thị trường trái phiếu sẽ chỉ gây thêm áp lực lên Cục Dự trữ Liên bang phải trao cho tổng thống những gì ông muốn - cắt giảm lãi suất thêm nữa.
Trong cuộc phỏng vấn dự kiến phát sóng trên Fox Business Network vào thứ Sáu, cựu giám đốc Fed Janet Yellen nói rằng bà cảm thấy nền kinh tế Mỹ vẫn "đủ mạnh" để tránh được suy thoái, nhưng "nguy cơ suy thoái đã tăng rõ ràng và thẳng thắn mà nói ở mức tôi có thể cảm thấy thoải mái."
Điểm tin thế giới ngày Thứ năm 15 tháng 8 năm 2019
Võ Thái Hà tóm lược
Lê Nguyễn Duy Hậu - Để Hong Kong nói
14/08/2019
Theo FB Lê Nguyễn Duy Hậu
Tuần thứ 10 của cuộc biểu tình tại Hong Kong và nó đã vượt quá những tưởng tượng ban đầu của mình về quy mô, mục đích, và tác động. Sân bay Hong Kong ngày thứ 2 liên tiếp bị phong toả. Thị trường Hong Kong có nguy cơ suy thoái. Trung Quốc đang gọi cuộc biểu tình là khủng bố. Và người ta không loại trừ khả năng của một "Thiên An Môn" thứ 2.
Mỹ củng cố mặt trận Nam Thái Bình Dương chống Trung Quốc
Tú Anh
RFI
15 tháng 8 năm 2019
Hoa Kỳ dấn thân vào vùng Nam Thái Bình Dương xa xôi để củng cố một liên minh đối đầu với Trung Quốc. Thượng tuần tháng 8, ngoại trưởng Mỹ lần đầu tiên đến Pohnpei, thủ đô Liên bang Micronesia, để chứng tỏ mối quan tâm của Washington đối với các đồng minh Thái Bình Dương, cho dù là những tiểu quốc, nhưng rất quan trọng trong bối cảnh xung khắc với Trung Quốc trên mọi mặt. RFI Việt ngữ đặt câu hỏi với nhà phân tích Lưu Tường Quang ở Sydney về chiến lược của Mỹ .
Ông Trump ra điều kiện về Hồng Kông để thỏa thuận thương mại với Trung Quốc
Ngoài ra, ông Trump cũng đề xuất gặp riêng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để bàn về vấn đề Hồng Kông...
An Huy
15/08/2019
Tổng thống Donald Trump ngày 14/8 nói rằng Trung Quốc muốn đạt một thỏa thuận thương mại với Mỹ, nhưng để có thỏa thuận, Bắc Kinh cần phải đối xử "nhân đạo" với Hồng Kông trước đã.
Theo hãng tin Reuters, phát biểu này của ông Trump đã công khai ràng buộc một thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung với một giải pháp hòa bình cho phong trào biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét