Một hiện tượng đáng ngạc nhiên
là cho tới lúc này, Nhà nước Cộng hòa liên bang Nga vẫn chưa có bất kỳ một phản
ứng công khai nào - dù thể hiện qua kênh ngoại giao hay kênh báo chí - đối với
vụ Trung Quốc gia tăng áp lực ‘tống tiền’ tại mỏ dầu khí Lan Đỏ ở vùng biển
đông nam Việt Nam.
Mối nguy hiểm thiệt kép
Lan Đỏ là dự án liên doanh giữa
Tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga với VietsoPetro của Việt Nam, cũng là nơi mà
Rosneft của Nga cùng một công ty Nhật đang thực hiện hợp đồng khoan mở rộng để
thăm dò dầu khí ở vùng biển phía đông nam Việt Nam.
Vụ Bãi Tư Chính bùng nổ từ đầu
tháng 7 năm 2019 đã khiến lộ ra một vụ việc khác xảy ra ngay trước đó: vào đầu
tháng 6, Trung Quốc bắt đầu có động thái cản trở việc hãng Rosneft của Nga, và
hành vi đó kéo dài từ đó đến nay.
Như vậy, quy mô cuộc khủng
hoảng Bãi Tư Chính năm 2019 còn vượt hơn cả hai lần khủng hoảng cùng địa chỉ:
vào tháng 7 năm 2017 và tháng 3 năm 2018, các tàu hải cảnh Trung Quốc bao vây
Bãi Tư Chính để gây sức ép buộc Repsol - công ty Tây Ban Nha liên doanh với Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam phải rút khỏi mỏ dầu khí Cá Rồng Đỏ, nhưng chưa đụng chạm
trực tiếp đến mỏ dầu khí Lan Đỏ.
Song với vụ cho tàu thăm dò địa
chất Hải Dương 8, được hỗ trợ bởi từ vài ba chục đến mức cao điểm là 80 tàu hải
cảnh và tàu dân quân biển xâm phạm vào khu vực Bãi Tư Chính - gấp nhiều lần so
với chỉ khoảng một chục tàu hải cảnh của Việt Nam trong cùng khu vực, có thể
hiểu một cách không chính thức hoặc chính thức là chiến dịch mang mục tiêu biến
vùng lãnh hải Việt Nam thành ‘vùng tranh chấp dầu khí’ giữa Việt Nam và Trung
Quốc đã được Bắc Kinh mở rộng và đánh vỗ mặt cả quốc gia đang được xem là cùng
‘trục’ với Trung Quốc là Cộng hòa Liên bang Nga.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét