Thứ Tư, 28 tháng 8, 2019

Bản tin ngày Thứ tư 28 tháng 8 năm 2019


Tưởng Năng Tiến – Giữa Cơn Gió Bụi


Lịch sử không có chữ NẾU. Nhưng, đôi khi tôi vẫn cứ không cầm lòng được, suy nghĩ vẩn vơ, Việt Nam sẽ ra sao, nếu từ tháng 8-1945 vẫn là "Chính phủ Trần Trọng Kim"...

 Huy Đức

Trước đây chưa lâu, trên trang Dân Luận có một bài viết ngắn nhưng rất súc tích của tác giả Mạnh Kim. Xin được ghi lại đôi dòng:

“Lại thêm một quyển sử bị cấm phát hành. Lần này là ‘Một cơn gió bụi’ của học giả Trần Trọng Kim. Không chỉ là ‘một cơn gió bụi’, hồi ký của Lệ Thần Trần Trọng Kim, một tượng đài văn hóa Việt Nam thế kỷ 20, thật ra là một ‘cơn bão’ xét dưới góc độ kiểm duyệt hiện hành. Nó tiết lộ các chi tiết về ‘một góc đời thường’ Hồ Chí Minh, về vai trò rất ít được biết của Võ Nguyên Giáp, về những ngày tranh giành quyền lực và triệt hạ nhau giữa Việt Minh với các đảng phái đối thủ mà Việt Minh có khi không ngần ngại dùng ‘mền trùm đầu rồi bắt đi mất tích’. Việt Minh, theo miêu tả trong ‘Một cơn gió bụi’, là tổ chức có thủ đoạn chính trị quỷ quyệt bậc nhất giai đoạn lịch sử thập niên 1940.”

Carl Thayer: Bắt giữ Hải Dương Địa Chất 8 thông qua Interpol ?
Thụy My
28-08-2019 14:04
Giáo sư Carl Thayer, trường đại học New South Wales, Úc trong bài viết mang tựa đề « Việt Nam, Biển Đông và cộng đồng quốc tế trong đó có Úc », đăng tải hồi cuối tháng 8/2019, đề nghị Việt Nam nên tham khảo các chuyên gia pháp lý quốc tế, về tiến trình bắt giữ chiếc Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8), thông qua cơ quan cảnh sát quốc tế Interpol.
Trần Hữu Thục:  Một công trình có ý nghĩa về Trương Vĩnh Ký - tập Kỷ Yếu Triển Lãm và Hội Thảo về Petrus Trương Vĩnh Ký
Thứ Ba, 27 tháng 8, 2019
Tập sách in nhiều màu, đẹp, dày 464 trang. Ngoài phần hình ảnh ghi lại khung cảnh, tài liệu trưng bày và hoạt động trong cuộc “Triển lãm và hội thảo về Petrus Trương Vĩnh Ký” tổ chức tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt tám tháng trước đây (8/12/2018), Kỷ Yếu gồm có ba phần: Phần I là những bài thuyết trình, kể cả diễn văn khai mạc và đúc kết, đã được trình bày trong cuộc hội thảo; phần II là bốn bài nghiên cứu, hai bản Việt dịch di cảo của Trương Vĩnh Ký, một bài tản mạn cùng với một tài liệu vừa được tìm thấy, bài hát chính thức của trường Trương Vĩnh Ký, “Chant du Lycée Pétrus Trương Vĩnh Ký” được sáng tác vào cuối thập niên 1930; và phần III là Thư Tịch.
Nguyễn Đắc Kiên - Ba câu chuyện một vấn đề

27/8/2019
FB Nguyễn Đức Kiên


Dù đã đoán trước rằng sẽ có kết cục này, nhưng không hiểu sao khi đọc tin bà Nguyễn Bích Quy bị khởi tố ở vụ trường Gateway tôi vẫn thấy lặng người. 

Bất công không chừa ai cả, nhất là với những người yếu thế trong xã hội.

“Hôm nay bạn ngoảnh mặt với bất công của người khác, ngày mai bất công sẽ tìm đến với bạn." 

Chuyện rất xấu trên dòng Mê Kông

Something Is Very Wrong on the Mekong River


By Tom Fawthrop

Tom Fawthrop is a freelance journalist and film-maker based in Southeast Asia.

August 26, 2019

Tom Fawthrop
Khánh Anh dịch
Song ngữ Việt Anh

Hạn hán năm nay chỉ là điều báo trước những vấn đề nghiêm trọng hơn sẽ xảy ra nếu chính phủ không thay đổi.

Sông Mê Kông đang quay cuồng trong sự tấn công của biến đổi khí hậu, khai thác cát và xây đập nước sông liên tục, tất cả những điều này kết hợp lại làm gây ra trận hạn hán tồi tệ nhất trong hơn 100 năm hồi tháng Bảy.

“Đây là thảm họa sinh thái tồi tệ nhất trong lịch sử của khu vực sông Mê Kông,” chuyên gia tài nguyên thiên nhiên Thái Lan Chainarong Setthachua tuyên bố.

Người Việt thế hệ hai vẫn không được chính phủ Campuchia coi là công dân

Mỹ Hằng BBC, Bangkok

28 tháng 8 2019


Trong khi đi tìm kiếm nhân vật cho loạt phóng sự về cộng đồng người Việt ở Campuchia, chúng tôi gặp những người trẻ tuổi 'vô chính phủ' khác không phải ở Biển Hồ, mà ngay trong lòng Phnom Penh sầm uất.
Một trong số đó là Huỳnh Thanh Hiền, 30 tuổi, có bố mẹ đều là người Việt, sinh ra ở Campuchia, hiện là thợ làm móng ở thủ đô Phnom Penh.
Thuộc thế hệ trẻ hiện đại, giao tiếp tốt, quen công nghệ, nói thành thạo tiếng Khmer và tiếng Việt, Hiền dường như đã có thể trở thành lớp người gốc Việt mới thành đạt tại Campuchia này.
Nhưng thực tế lại không phải như vậy.
Điểm tin báo ngày Thứ tư 28 tháng 8 năm 2019


Trump đã thắng thương chiến với Trung Quốc
28/08/2019
Donald Gross
Donald Gross là luật sư chuyên về luật thương mại quốc tế, từng làm cố vấn cao cấp cho Thứ trưởng Ngoại giao về Kiểm soát Vũ khí và Sự vụ An ninh Quốc tế dưới thời Clinton. Ông là tác giả cuốn sách The China Fallacy: How the U.S. Can Benefit from China’s Rise and Avoid Another Cold War (tựa đề tạm dịch: “Ngụy luận về Trung Quốc: Làm thế nào Hoa Kỳ có thể hưởng lợi từ sự vươn lên của Trung Quốc và tránh gây thêm một cuộc chiến tranh lạnh”) xuất bản năm 2013.

Carl Trần chuyển ngữ
Dịch giả gửi tới Dân LuậnKhi nói đến việc đạt thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, Tổng thống Trump có thể là kẻ thù tồi tệ nhất của chính mình.
Thay vì nhìn nhận rằng mình đã đạt được phần lớn mục tiêu đàm phán của Hoa Kỳ – và đã thật sự thắng cuộc thương chiến – tổng thống đã bị những vấn đề thủ tục và đòn phép đàm phán làm mất tập trung vào thành công chung trong chính sách của chính quyền ông.
Điểm tin thế giới ngày Thứ tư 28 tháng 8 năm 2019
Võ Thái Hà tóm lược
Tiểu phấn hồng – Little Pink
Tháng Tám 27, 2019
Blog của 5xu
Người Hồng Công nắm tay nhau tạo thành đoàn người Hong Kong Way (Hương Cảng Chi Lộ) trong đêm (xem thêm phần Bạo Chính – Bạo Loạn ở bài này)!
Đầu tuần này một  bảo tàng nghệ thuật tiếng tăm ở Úc đột ngột từ chối tổ chức buổi nói chuyện đã được lên lịch của Denise Ho, ngôi sao nhạc pop kiêm nhà hoạt động nhân quyền người Hồng Công. Lý do bảo tàng đưa ra là “lo ngại về an ninh”.
Trong các comment liên quan, có người nói chắc là bảo tàng này sợ đám “tiểu phấn hồng”.
“Tiểu phấn hồng” (小粉/ Little Pink) là một phong trào yêu nước yêu chủ nghĩa xã hội theo phong cách chiến binh mạng ở Trung Quốc. Không ai thực sự biết nó ra đời thế nào, nhưng nói chung mọi người cho rằng nó hình thành từ một diễn đàn văn học online rất có ảnh hưởng ở Trung Quốc tên là Tấn Giang văn học thành (晋江文学城).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét