Mặc Lâm -Tại sao giải
pháp dễ nhưng thực hành lại khó?
Thanh Hà
29.8.19
Tình hình bãi Tư Chính và tàu Hải Dương 8 xâm phạm vùng đặc
khu kinh tế của Việt Nam vẫn đang diễn biến ngày càng phức tạp và khó đoán định.
Tin mới nhất cho biết con tàu này đang tiến dần vào Việt Nam chỉ cách Phan Thiết
185 hải lý tức đã vào khu vực kinh tế của Việt Nam có bề rộng 200 hải lý tính từ
đất liền. Hành động ngông cuồng này của Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh chưa bao
giờ tỏ ra mềm lòng trước Hà Nội kể cả khi người bạn nhỏ bé này hết mực nhún nhường
người anh cả trong cái gọi là “đại cục”.
Nếu đi thăm, Chủ tịch Trọng sẽ 'nâng tầm quan hệ' Việt-Mỹ
2 giờ trước
BBC News
Một nhà quan sát tình hình
chính trị Việt Nam, Giáo sư Carl Thayer từ Úc nêu ba khả năng về tiến triển
quan hệ Mỹ - Việt nếu Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng sang thăm và hội đàm gặp Tổng
thống Trump ở Washington D.C. trong năm nay
Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra
là liệu ông Trọng có đủ sức khoẻ đi thăm Hoa Kỳ mà một số nguồn tin cho rằng
từ khoảng tháng 10 tới.
Căng thẳng Trung - Việt do tàu
khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 vào bãi Tư Chính cũng là vấn đề tạo nền cho chuyến
thăm cao cấp nếu xảy ra.
Đầu tiên, trả lời BBC News Tiếng
Việt, GS Thayer đánh giá vấn đề sức khoẻ của nhà lãnh đạo Việt Nam, Chủ tịch
Nguyễn Phú Trọng:
Campuchia cấm người ngoại quốc làm 10 ngành nghề
RFA
2019-08-29
2019-08-29
Bộ Lao động và Dạy nghề của
Campuchia vừa ký một chỉ thị hôm 28/8, quy định người lao động nhập cư nước này
không được phép tham gia 10 lĩnh vực ngành nghề. Mục tiêu nhằm bảo vệ công việc
của người bản xứ. Tờ Phnom Penh Post loan tin cùng ngày.
Lĩnh vực nghề bị cấm số 1 của
quy định mới được ký bởi ông Ith Sam Heng, Bộ trưởng Bộ Lao động và Dạy nghề
Campuchia, nói rõ cấm người ngoại quốc ‘lái tất cả các phương tiện giao thông
có mục đích kinh tế, bao gồm xe hai bánh, ba bánh, xe ô tô và xe tải’.
Võ Khánh Tuyên - BỘ
TRƯỞNG GIÁO DỤC VNCH BỊ ĐÀY CHẾT Ở NHÀ TÙ BA SAO (HÀ NAM).
ĐOẠN KẾT BI THẢM CỦA VỊ CỰU BỘ TRƯỞNG GIÁO DỤC...
Truc Tran
Truc Tran
August 26
Đó là Giáo Sư NGUYỄN DUY XUÂN -
Tổng trưởng Văn Hóa - Giáo dục - Thanh niên của Chính thể Việt Nam Cộng hòa.
Giáo Sư NGUYỄN DUY XUÂN, sinh
năm 1925 tại Ô Môn, Tỉnh Cần Thơ... là cựu học sinh Collège de Cần Thơ. Sau khi
đậu bằng Diplôma (văn bằng thành chung). Ông sang Pháp du học tốt nghiệp cử
nhân kinh tế. Ông tiếp tục theo học chương trình sau đại học ở Anh, lấy bằng Thạc
sĩ về kinh tế học; tiếp đến sang Mỹ theo học ở đại học Vanderbilt, và lấy học vị
Tiến sĩ kinh tế học rồi trở về Việt Nam năm 1963.
Điểm tin báo ngày Thứ năm
29 tháng 8 năm 2019
Hong Kong: Một mùa hè
phản kháng
29/08/2019
Phạm Minh Trung
Phong trào biểu tình ở Hong
Kong đã bước qua ngày thứ 80. Tròn một mùa hè, thành phố này trở thành tâm điểm
của cả thế giới.
Nguồn cơn của cuộc biểu tình là
dự luật dẫn độ (extradition law) Hong Kong 2019. Dự luật cho phép toà án các nước
khác, bao gồm Trung Quốc, yêu cầu Hong Kong giao nộp nghi phạm. Người biểu tình
lo ngại rằng Trung Quốc sẽ dựa vào đó để can thiệp và làm suy yếu sự độc lập của
toà án Hong Kong.
Điểm tin thế giới ngày Thứ năm 29 tháng 8 năm 2019
Võ Thái Hà tóm lược
Liên Hiệp Châu Âu lên tiếng về căng thẳng ở Biển Đông
Trọng Nghĩa
29-08-2019
Sau Mỹ, Úc, Malaysia, hôm qua
28/08/2019, đến lượt Liên Hiệp Châu Âu lên tiếng về vụ Trung Quốc tiếp tục cho
tàu khảo sát và tàu hải cảnh vào hoạt động sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của
Việt Nam, gần Bãi Tư Chính ở Biển Đông.
Nhưng trái với lời lẽ cứng rắn
lên án đích danh Bắc Kinh của Washington, Liên Hiệp Châu Âu chỉ bày tỏ thái độ
quan ngại chung chung, mà không hề nêu tên Trung Quốc cũng như vụ việc cụ thể.
Thứ Năm, 29 tháng 8, 2019
FB Nguyen
Ngoc Chu
Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung mang tính đối kháng sống
còn. Nó được cấu thành bởi một chuỗi các cuộc chiến cục bộ. Và sự đối kháng sống
còn sẽ không bao giờ kết thúc trước khi xuất hiện một thể chế dân chủ ở Trung
Quốc.
Chiến tranh thương mại Mỹ -
Trung chỉ là một mặt trận trong cuộc chiến tranh đối đầu toàn diện Mỹ - Trung –
là cuộc đối đầu lớn nhất và sẽ dài lâu nhất kể từ sau cuộc đối đầu Mỹ - Xô ở thế
kỷ trước.
Phạm Phú Khải : Andrew Hastie: Người gây bão táp!
Phạm Phú Khải : Andrew Hastie: Người gây bão táp!
Thứ Tư, 28 tháng 8, 2019
Bài viết của dân biểu Andrew
William Hastie “Chúng
ta phải nhìn thấy Trung Quốc … bằng cặp mắt sáng suốt” đăng trên báo The
Sydney Morning Herald vào ngày 8 tháng Tám vừa qua tiếp tục gây tranh cãi tại
Úc trong những ngày qua khi ông so sánh mối đe dọa từ sự trổi dạy của Trung Quốc
với Đức Quốc Xã.
Nhưng Hastie không phải là một
dân biểu bình thường. Sinh ngày 30 tháng Chín năm 1982, tính ra Hastie sắp
sửa 37 tuổi, tức vẫn còn là một chính trị gia rất trẻ. Lúc 19 tuổi, khi vẫn còn
đang theo đuổi bằng cử nhân nghệ thuật nghiên về lịch sử, chính trị và triết học,
Hastie đã tình nguyện gia nhập Học viện Quốc phòng Úc, cho nên cuộc đời của
Hastie kể từ đó dính liền với lĩnh vực quân sự, từ năm 2001 đến 2015.
Tuyên bố "có thừa" đòn trả đũa Mỹ, nhưng Trung Quốc sẽ không
làm điều đó ngay và luôn, vì sao?
Hồng Anh
29/08/2019
Bộ Thương mại Trung Quốc ngày
hôm nay (29/8) tuyên bố chưa vội trả đũa Mỹ, mà thay vào đó lại đề nghị hai bên
"bình tĩnh" thảo luận về xung đột thương mại.
Trung
Quốc sẵn sàng bình tĩnh ngồi xuống giải quyết xung đột thương mại với Mỹ và
phản đối bất cứ động thái nào khiến căng thẳng leo thang, hãng tin CNBC trích dẫn
tuyên bố ngày hôm nay (29/8) của phát ngôn viên Bộ Thương mại Trung Quốc Cao
Phong.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét