Thứ Tư, 7 tháng 8, 2019

Bản tin ngày Thứ tư 7 tháng 8 năm 2019


Từ Thức - Lộc Hưng. Cô bé áo đỏ
6-8-2019
Hai hình ảnh lởn vởn trong đầu, mỗi lần nghĩ tới Lộc Hưng.
... Những người cướp đất Lộc Hưng không nhìn thấy cháu bé áo đỏ. Trước khi ngủ, họ không ray rứt, dằn vặt. Họ chỉ tính xem sẽ chia nhau được bao nhiêu. '' On compte ''.
Một dân tộc không còn lương tâm là một dân tộc tự hủy. Nhà cửa có thể cất lại được, nhưng cái ray rứt của lương tâm, khi nó đã chết, sẽ không còn phương cách gì cứu vãn nổi. Và dân tộc chết chung, cùng một lúc với nó. Đó không phải là một cái chết tình cờ...
Nhà nghiên cứu Trần Đức Anh Sơn - ‘Bãi Tư Chính hoàn toàn của Việt Nam’
Cát Linh/Người Việt
Thứ Ba, 6 tháng 8, 2019

Lời tòa soạn: Cuộc đối đầu giữa tầu hải cảnh Trung Quốc và Việt Nam tại bãi Tư Chính trên Biển Đông đang trở nên ngày càng căng thẳng hơn. Diễn biến mới nhất, đã có tới 80 tàu Hải cảnh và các loại tàu khác của Trung Quốc đang hiện diện ở bãi Tư Chính kể từ cuối Tháng Năm, 2019 đến nay. Liên quan đến sự kiện này, Nhật Báo Người Việt đã có cuộc phỏng vấn với Tiến sĩ sử học Trần Đức Anh Sơn, người có hơn 10 năm nghiên cứu về Biển Đông, và hiện đang sống tại Đà Nẵng. 

Qua việc phân tích lịch sử tranh chấp chủ quyền và nguyên nhân chính dẫn tới tình hình tranh chấp hiện nay tại bãi Tư Chính, ông Trần Đức Anh Sơn khẳng định “bãi Tư Chính hoàn toàn của Việt Nam!’ 

Hồ Anh Hải: Bác bỏ luận điệu Trung Quốc khuyên Việt Nam ‘Lãng tử hồi đầu’
6 tháng 8, 2019
Vào ngày 02/05/2014, Trung Quốc (TQ) đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam và tiến hành khoan thăm dò dầu khí một cách phi pháp. Chính phủ Việt Nam đã mạnh mẽ tố cáo hành động này của Trung Quốc. Hành động ngang ngược của Trung Quốc cũng đã gây ra sự phản đối từ cộng đồng quốc tế. Đến ngày 16/07, Trung Quốc rút giàn khoan 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của nước ta, sớm 1 tháng so với kế hoạch ban đầu. Sự kiện này để lại cho chúng ta những bài học hữu ích đến nay vẫn cần ôn lại. 
Đã đến lúc Việt Nam nên xem lại chính sách 'Bốn không' của mình?
Quốc Phương BBC News Tiếng Việt
13 phút trước
Aug/7/2019
Giáo sư Vũ Tường giảng dạy và nghiên cứu tại Khoa Khoa học Chính trị, Đại học Oregon, Hoa Kỳ từ năm 2008. Ông từng thỉnh giảng tại Đại học Princeton, Đại học Quốc gia Singapore, cũng như tại Naval Postgraduate School in Monterey ở Monterey, California. Nghiên cứu của ông về chính trị so sánh, liên quan các chủ để về hình thành quốc gia, phát triển, chủ nghĩa dân tộc và các cuộc cách mạng, đặc biệt tập trung vào Đông Á. Chính sách quốc phòng "ba không" được Việt Nam thi triển bao gồm: không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia.

Việt Nam giữa thương chiến
Nguyễn Xuân Nghĩa
2019-08-06


Việt Nam giữa thương chiến
Sau hơn một năm đàm phán không kết quả, trận thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã lên tới cao độ vào tuần qua khiến cả thế giới lo ngại một nguy cơ suy trầm toàn cầu nữa. Trong viễn ảnh đó, làm sao Việt Nam có thể thoát khỏi những hậu quả bất lợi? Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về bài toán hiểm hóc này?

Điểm tin báo ngày Thứ tư 7 tháng 8 năm 2019


Căn cứ Trung Quốc ở Cam Bốt : Mối đe dọa cho các nước Biển Đông
Trọng Nghĩa
06-08-2019
RFI
Ngày 29/07/2019, Cam Bốt cho biết sẽ chi thêm khoảng 40 triệu đô la để mua thêm vũ khí Trung Quốc. Thông tin này đã thu hút sự chú ý trở lại về việc Phnom Penh được cho là đã ký với Bắc Kinh một thỏa thuận cho Trung Quốc đóng quân tại Cam Bốt. Dù Bắc Kinh và Phnom Penh đã phủ nhận các thông tin, các nước khác, đi đầu là Mỹ, đang đánh giá lại các quan hệ của họ trong khu vực.
Điểm tin thế giới ngày Thứ tư 7 tháng 8 năm 2019
Võ Thái Hà tóm lược
Dvid Văn –Ba điểm nghẽn hẹp đường hàng hải nguy hiểm nhất hành tinh

Thesaigonpost
8/07/2019

Thế giới vận chuyển hàng hóa và dầu lửa bằng đường hàng hải có 3 điểm nghẽn hẹp đường hàng hải nguy hiểm nhất hành tinh mà thằng Vít liệt kê. Đó là Eo biển Hormuz , Kênh đào Suez và Eo biển Bab-el-Mandeb. Ba điểm nghẽn này đều do quân Mỹ và đồng minh trấn giữ cả nhiều thập kỷ nay, chủ yếu chống cướp biển, khủng bố, và sự đe dọa ăn vạ của những quốc giá có lãnh hải mà tàu bè quốc tế đi lại. Nghĩa là trong khoảng 40 năm qua, Mỹ tiêu tốn 1.700 tỷ USD chi phí bảo hộ các đường biển hàng hải này.

Phạm Chí Dũng - Vì sao Nga im lặng vụ mỏ Lan Đỏ?
VOA 6/8/2019
Một hiện tượng đáng ngạc nhiên là cho tới lúc này, Nhà nước Cộng hòa liên bang Nga vẫn chưa có bất kỳ một phản ứng công khai nào - dù thể hiện qua kênh ngoại giao hay kênh báo chí - đối với vụ Trung Quốc gia tăng áp lực ‘tống tiền’ tại mỏ dầu khí Lan Đỏ ở vùng biển đông nam Việt Nam.
Mối nguy hiểm thiệt kép
Lan Đỏ là dự án liên doanh giữa Tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga với VietsoPetro của Việt Nam, cũng là nơi mà Rosneft của Nga cùng một công ty Nhật đang thực hiện hợp đồng khoan mở rộng để thăm dò dầu khí ở vùng biển phía đông nam Việt Nam.
Luân Lê – Tâm thế của người công chính

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2019


FB Luân Lê

Nên nhớ cho, một người phụ nữ ở vai trò Tổng thống, đã luôn xông xáo trên các diễn đàn quốc tế, đứng thẳng và ngẩng cao đầu tuyên bố sẵn sàng chiến tranh chống lại các hành vi bành trướng hay xâm lược của Trung Quốc - những trang phục quân đội luôn được bà mặc và thường xuyên thăm viếng các căn cứ quân sự và các cuộc tập trận đã diễn ra với mật độ dày đặc hơn.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét